Những khí gây hiệu ứng nhà kính là gì? Nguồn gốc từ đâu?
6 min readNguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính bắt nguồn từ các chất khí sản sinh ra trong hoạt động sản xuất công nghiệp và cuộc sống hàng ngày, vậy bạn có biết những khí gây ra hiệu ứng nhà kính là gì?
Khí gây hiệu ứng nhà kính là gì?
Khí gây hiệu ứng nhà kính hay còn gọi là khí nhà kính là những khí có khả năng hấp thụ các bức xạ sóng dài được phản xạ từ bề mặt Trái Đất khi được chiếu sáng bằng ánh sáng mặt trời, sau đó tán nhiệt lại cho Trái Đất.
Những khí gây ra hiệu ứng nhà kính trong khí quyển gồm: Hơi nước chiếm tỷ lệ 36 – 72%, CO2 chiếm tỷ lệ 9 – 26%, CH4 chiếm tỷ lệ 4 – 9%, O3 chiếm tỷ lệ 3 – 7%.
Sẽ ra sao nếu không có hiệu ứng nhà kính?
Các khí gây hiệu ứng nhà kính trong khí quyển có nguồn gốc từ tự nhiên. Nhờ có hiệu ứng nhà kính duy trì nhiệt độ mà Trái Đất không bị băng giá bao phủ. Theo những nghiên cứu của các nhà khoa học nếu không có hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ trung bình trên bề mặt Trái Đất sẽ là -15oC.
Trái Đất sẽ bị bao phủ bởi băng giá nếu không có khí gây hiệu ứng nhà kính
>>>>Xem thêm: Hiệu ứng nhà kính là gì? Những hậu quả của hiệu ứng nhà kính nghiêm trọng ra sao?
Tuy nhiên ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính khiến Trái Đất ấm dần lên là do sự tác động của con người vào môi trường, các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt đời sống thải khí gây ra hiệu ứng nhà kính ngày càng nhiều và tích lũy trong bầu khí quyển. Từ đó tạo thành các đám khí bao quanh Trái Đất cản trở sự phản xạ của các tia bức xạ, biến chúng thành nhiệt lượng giữ trong khí quyển.
Những khí gây ra hiệu ứng nhà kính từ công nghiệp
Cách đây hàng trăm triệu năm, các khí gây ra hiệu ứng nhà kính đã xuất hiện trong tự nhiên và biến động không ngừng khi môi trường tự nhiên thay đổi. Tuy nhiên mất cân bằng khí gây hiệu ứng nhà kính chỉ xảy ra khi nền công nghiệp xuất hiện trên Trái Đất. Trong vòng chỉ chưa đầy 2 thế kỷ, một lượng lớn khí thải gây hiệu ứng nhà kính đã được con người tạo ra dẫn đến hiện tượng hiệu ứng nhà kính đột ngột tăng mạnh. Như vậy có thể nói kỷ nguyên công nghiệp chính là nguyên nhân làm cho Trái Đất nóng lên như hiện tại.
Hoạt động công nghiệp không ngừng sản sinh ra khí gây hiệu ứng nhà kính
Ngoài thành phần khí gây hiệu ứng nhà kính có sẵn trong tự nhiên, hoạt động sản xuất công nghiệp của con người còn sản sinh ra những chất gây hiệu ứng nhà kính là Lưu huỳnh Florua SF6, các khí có họ Hydro Florua Carbon HFC, PFC. Những khí này đều có đặc điểm hấp thụ các bức xạ của mặt trời phản xạ từ trái đất vào không gian.
Khí gây hiệu ứng nhà kính nhiều nhất là gì?
Trong tất cả những khí gây hiệu ứng nhà kính, CO2 chiếm tỷ trọng không phải lớn nhất nhưng đóng vai trò chủ đạo trong việc làm Trái Đất ấm lên. CO2 có trong tự nhiên và CO2 từ hoạt động sản xuất công nghiệp liên tục thải ra khiến tác động của hiệu ứng nhà kính đến Trái Đất ngày càng mạnh mẽ.
CO2 là khí gây hiệu ứng nhà kính nhiều nhất
>>>>Xem thêm: Mối đe dọa của hiệu ứng nhà kính và sự nóng lên toàn cầu
Nghị định thư Kyoto đã đưa ra những quy định về vấn đề cắt giảm khí thải đối với các quốc gia tuy nhiên vì kinh tế nên lượng khí thải công nghiệp vẫn tăng mạnh qua từng năm. Ước tính đến năm 2050 lượng khí thải trong bầu khí quyển sẽ tăng 130% so với hiện tại.
5 nước có khí thải gây hiệu ứng nhà kính nhiều nhất thế giới
- Trung Quốc
Sẽ không quá bất ngờ khi đứng đầu danh sách những nước có lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính lớn nhất là Trung Quốc, đất nước đông dân số nhất trên thế giới. Với 10.357 triệu tấn/năm Trung Quốc chiếm đến 30% lượng khí thải toàn cầu.
- Mỹ
Xếp sau Trung Quốc là Mỹ với ngành công nghiệp phát triển bậc nhất thế giới. Lượng khí thải công nghiệp của Mỹ là 5.414 triệu tấn/năm, đứng thứ 2 thế giới về lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
- Ấn độ
Giữ vị trí thứ 3 là Ấn Độ với lượng khí thải là 2.274 triệu tấn/năm
- Liên bang Nga
Với lượng khí thải 1.617 triệu tấn/năm, liên bang Nga đứng thứ 4 trong bảng xếp hạng những nước gây ô nhiễm nhất thế giới.
- Nhật Bản
Đất nước mặt trời mọc từ lâu đã được mệnh danh là một trong những quốc gia đáng sống nhất trên thế giới tuy nhiên vẫn thuộc top 5 nước có lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính nhiều nhất thế giới với 1.237 triệu tấn/năm