10 Tháng Chín, 2024

Hiệu ứng nhà kính là gì? Những hậu quả của hiệu ứng nhà kính nghiêm trọng ra sao?

8 min read

Hiệu ứng nhà kính là một trong những vấn đề cần giải quyết mang tính sống còn đối với nhân loại hiện nay. Vậy hiệu ứng nhà kính là gì? và điều gì khiến nó trở thành nỗi khiếp sợ của toàn thế giới?

Khái niệm hiệu ứng nhà kính

Mặc dù được xuất hiện trên truyền thông rất nhiều và trở thành vấn đề nóng của toàn cầu tuy nhiên nhiều người vẫn chưa nhận thức được rõ khái niệm hiệu ứng nhà kính là gì?

Hiệu ứng nhà kính ban đầu là thuật ngữ dùng để chỉ hiện tượng năng lượng bức xạ của tia sáng mặt trời sau khi xuyên qua cửa hoặc mái nhà làm bằng kính được hấp thụ lại và phân tán dưới dạng nhiệt lượng, sưởi ấm cho toàn bộ không gian bên trong chứ không chỉ riêng vùng được chiếu sáng.

Cơ chế gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính

Cơ chế gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính

>>>>Xem thêm: Những khí gây hiệu ứng nhà kính là gì? Nguồn gốc từ đâu?

Hiện tượng hiệu ứng nhà kính được nhà khoa học người Pháp có tên là Jean Baptise Joseph Forier phát hiện vào năm 1842 và sau đó đưa ra lời giải thích khiến cả giới khoa học phải quan tâm vào năm 1827. Tên gọi của hiệu ứng nhà kính “effet de serre” cũng chính là bắt nguồn từ tên của ông.

Ngày nay khái niệm hiệu ứng nhà kính được suy diễn rộng hơn. Đó là hiện tượng khí quyển hấp thụ và giữ lại nhiệt lượng của mặt trời tại tầng đối lưu, tạo ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính ở bề mặt các hành tinh và vệ tinh.

Nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính là gì?

Từ khái niệm, chúng ta có thế dễ dàng nhận ra, nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính đó chính là do bầu khí quyển. Tất cả các hành tinh và vệ tinh có tầng khí quyển đều xảy ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính chứ không riêng gì Trái Đất. Tuy nhiên hiện tượng hiệu ứng nhà kính tại Trái Đất lại nghiêm trọng hơn rất nhiều.

Theo các nhà khoa học, nguyên nhân làm cho ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính ở Trái Đất mạnh hơn đó chính là khí CO2. Bức xạ của mặt trời xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất, mặt đất hấp thu đến khi nóng lên lại phản xạ lại vào trong khí quyển. Lúc này CO2 có trong khí quyển sẽ hấp thu làm cho không khí nóng lên. Ngoài nguyên nhân chính là CO2, còn có các khí CH4, CFC,… cũng tham gia vào quá trình làm tăng hiệu ứng nhà kính.

Nồng độ CO2 trong khí quyển quá lớn làm tăng ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính

Nồng độ CO2 trong khí quyển quá lớn làm tăng ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính

>>>>Xem thêm: Mối đe dọa của hiệu ứng nhà kính và sự nóng lên toàn cầu

Các hoạt động công nghiệp không ngừng thải ra khí CO2 tích tụ lượng lớn trên bầu khí quyển giống như một tầng kính dày bao phủ quanh trái đất. Điều này làm cho hiệu ứng nhà kính ngày càng tăng lên. Nếu lớp khí quyển không tồn tại, nhiệu độ trung bình trên bề mặt Trái Đất sẽ ở mức -15oC. Tuy nhiên hiện tại đang là 15oC, đồng nghĩa với việc hiệu ứng nhà kính làm nhiệt độ Trái Đất nóng lên 30oC.

Hoạt động công nghiệp thải ra khí CO2 với lượng lớn

Hoạt động công nghiệp thải ra khí CO2 với lượng lớn

Một nguyên nhân khác cũng dẫn đến ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính ngày càng mạnh đó là nạn tàn phá rừng, hủy hoại môi trường tự nhiên. Điều này làm cho quá trình cải tạo không khí từ việc cây xanh quang hợp hấp thụ CO2 bị giảm đi. Theo như những thống kê, đánh giá diễn ra trong vòng 200 năm qua, nồng độ CO2 trong khí quyển đã tăng thêm 25%, nhiệt độ trung bình của Trái Đất tăng thêm 0,5 độ. Nếu không có biện pháp khắc phục các nguyên nhân gây nên hiệu ứng nhà kính, ước tính sau 150 năm nữa nhiệt độ trung bình trên bề mặt Trái Đất sẽ tăng thêm 1,5 – 3,5oC.

Những hậu quả của hiệu ứng nhà kính

Biến đổi khí hậu, nhiệt độ trung bình trên bề mặt Trái Đất tăng lên từ ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính dẫn đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Vấn đề lớn nhất nhân loại đang phải đối mặt là băng ở 2 cực đang tan chảy. Theo các nhà khoa học, tác hại của hiệu ứng nhà kính sẽ làm tan những tảng băng dẫn đến mực nước biển có thể dâng cao lên đến 1,5m.

Băng đang tan chảy ở 2 cực do ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính làm mực nước biển dâng cao

Băng đang tan chảy ở 2 cực do ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính làm mực nước biển dâng cao

Mực nước biển tăng cao sẽ làm thu hẹp diện tích lục địa sinh sống vốn đã ít. Tương lai 1/3 dân số đang sống ở ven biển sẽ bị mất nơi ở, kèm theo đó là các bến cảng, khu công nghiệp cũng sẽ bị ngập chìm trong nước biển, thiệt hại về kinh tế là con số không thể đo đếm được.

Ngoài ra, hiệu ứng nhà kính còn làm cho hệ sinh thái bị biến đổi, cát xâm lấn, lục địa sẽ dần bị sa mạc hóa, đất đai ngày càng xói mòn, khô cằn, hạn hán kéo dài, diện tích rừng ngày càng thu hẹp. Xích đạo không còn là nơi nóng ẩm quanh năm mà sẽ dần trở thành hoang mạc lớn nhất hành tinh. Các hiện tượng thiên tai ngày càng hoành hành.

Theo những nhà nghiên cứu khoa học tại Đại học Washington, thảm họa El Nino xảy ra vào năm 1876 – 1878 gây nên hạn hán lịch sử khiến 50 triệu người chết đói vì không sản xuất được lương thực, có khả năng tái diễn trong tương lai với mức độ nặng nề hơn. Đây cũng chính là hậu quả của hiệu ứng nhà kính làm biến đổi khí hậu Trái Đất.

Thảm họa lịch sử El Nino có khả năng tái diễn

Thảm họa lịch sử El Nino có khả năng tái diễn

Cần làm gì để khắc phục hiệu ứng nhà kính?

Những nỗ lực của các quốc gia trên thế giới nhằm giảm thiểu hiệu ứng nhà kính đi đến việc ký kết nghị đinh Kyoto về vấn đề cắt giảm khí thải công nghiệp với mục đích giảm lượng CO2. Tuy nhiên đó cũng chưa phải là biện pháp triệt để nhằm khắc phục hiệu ứng nhà kính. Vấn đề này là của toàn nhân loại và mọi người cần chung tay bằng những hành động cụ thể:

  • Không tàn phá rừng bừa bãi, trồng nhiều cây xanh để tăng quá trình hấp thụ CO2, cải tạo không khí. Đây chính là giải pháp mang tính sống còn đối với nhân loại.
  • Hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, thay và đó là sử dụng các nguồn năng lượng tự nhiên như năng lượng mặt trời, năng lượng gió,…
  • Nghiên cứu chuyển đổi CO2 thành các chất khác, đồng thời giảm thiểu việc thải các khí metan, clo, flo vào không khí.
  • Sử dụng các phương tiện đi lại có động cơ đạt tiêu chuẩn về khí thải cho động cơ

Ý thức bảo vệ môi trường là thứ cần thiết nhất, những hành động tuy nhỏ nhưng thiết thực nhằm mang lại môi trường sống trong sạch sẽ góp phần giảm thiểu hiệu ứng nhà kính.

5/5 - (1 bình chọn)