3 Tháng Mười, 2024

Mối đe dọa của hiệu ứng nhà kính và sự nóng lên toàn cầu

Mối đe dọa của hiệu ứng nhà kính và sự nóng lên toàn cầu

Theo như cảnh báo của cơ quan Bảo vệ môi trường EPA, nhiệt độ trung bình của bề mặt mặt Trái Đất đang tăng ở mức đáng báo động, hiệu ứng nhà kính và sự nóng lên toàn cầu trở thành mối đe dọa liên quan đến sự tồn vong của nhân loại.

Giải thích hiện tượng hiệu ứng nhà kính

Trái Đất đang ấm dần lên là cách mà các nhà khoa học gọi hiện tượng nóng lên diễn ra trên toàn cầu do ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính. Vậy tại sao lại xảy ra hiệu ứng nhà kính?

Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng xảy ra khi tia sáng xuyên qua các vật thể làm bằng kính, năng lượng bức xạ khi phản xạ lại được giữ lại và phân bố lại dưới dạng nhiệt năng cho toàn bộ không gian bên trong lớp kính.

Cơ chế của hiện tượng hiệu ứng nhà kính

Cơ chế của hiện tượng hiệu ứng nhà kính

>>>>Xem thêm: Những khí gây hiệu ứng nhà kính là gì? Nguồn gốc từ đâu?

Tuy nhiên khi nhắc đến hiệu ứng nhà kính xảy ra với Trái Đất diễn ra phức tạp hơn. Những tia sáng mặt trời mang năng lượng bức xạ sau khi xuyên quan lớp khí quyển có 30% bị phản xạ ngược vào không gian bởi các đám mây, những vùng băng tuyết bao phủ,…còn lại 70% được mặt đất, cây cối, đại dương hấp thu.

Tuy nhiên quá trình đó diễn ra không hoàn toàn, luôn có một lượng các tia sóng bức xạ của mặt trời được mặt đất, đại dương phản xạ trở lại thành bức xạ nhiệt sóng dài và được hấp thụ bởi các khí có trong khí quyển: CO2, NO2, CH4, hơi nước,…đóng vai trò như tầng kính bao quanh Trái Đất. Nhiệt lượng này không phát tán vào không gian mà được giữ lại, phân bố đều và giữ ấm bề mặt Trái Đất. Đó chính là cơ chế của hiệu ứng nhà kính giúp Trái Đất không chìm trong băng tuyết.

Tại sao hiệu ứng nhà kính ngày càng mạnh

Sự nóng lên của toàn cầu chính là ảnh hưởng trực tiếp mà hiệu ứng nhà kính mang lại. CO2 hấp thụ các bước sóng bức xạ mặt trời gây hiệu ứng nhà kính có nguồn gốc trong tự nhiên do quá trình hoạt động của núi lửa, cháy rừng,… được cân bằng qua quá trình quang hợp của cây xanh. Tuy nhiên sự tác động của con người, môi trường thiên nhiên bị hủy hoại đã dẫn đến sự mất cân bằng. Khí thải công nghiệp chứa CO2 tích tụ với lượng lớn trong bầu khí quyển làm cho hiệu ứng nhà kính diễn ra ngày càng mạnh mẽ.

Khói thải công nghiệp khiến hiệu ứng nhà kính ngày càng mạnh

Khói thải công nghiệp khiến hiệu ứng nhà kính ngày càng mạnh

>>>>Xem thêm: Hiệu ứng nhà kính là gì? Những hậu quả của hiệu ứng nhà kính nghiêm trọng ra sao?

Nhiên liệu hóa thạch được đốt cháy sử dụng trong các hoạt động công nghiệp sản sinh ra khí Metan CH4, mặc dù không nhiều như CO2 nhưng CH4 hấp thu và tỏa nhiệt gấp 20 lần CO2. Điều này cũng góp phần không nhỏ trong việc làm tăng hiệu ứng nhà kính.

Hiệu ứng nhà kính làm Trái Đất nóng lên như thế nào?

Theo những con số thống kê từ các dự án mô hình khí hậu của ủy ban Liên minh chính phủ về biến đổi khí hậu IPCC. Nhiệt độ trung bình của Trái Đất trong thế kỷ XIX đã tăng 0,8oC và tăng chủ yếu từ khi thế giới bước vào kỷ nguyên công nghiệp. Ở giai đoạn tiền công nghiệp đến năm 1950, nguyên nhân chủ yếu làm tăng nhiệt độ trung bình của Trái Đất là hoạt động núi lửa tuy nhiên sau đó có hiện tượng lạnh đi.

Nhiệt độ trung bình của Trái Đất đang tang nhanh qua các thế kỷ

Nhiệt độ trung bình của Trái Đất đang tang nhanh qua các thế kỷ

Sự tăng nhiệt độ trung bình của Trái Đất diễn ra mạnh mẽ từ giữ thế kỷ XX với mức tăng là 0,6oC khi các hoạt động công nghiệp phát triển, nạn chặt phá rừng tràn lan gây hủy hoại môi trường tự nhiên. Các nhà khoa học dự đoán nhiệt độ trung bình của Trái Đất trong suốt thể kỷ XXI sẽ tăng từ 1,1 đến 6,4oC.

 

Điều gì xảy ra nếu sự nóng lên toàn cầu tiếp diễn?

Hiện nay hiệu ứng nhà kính làm thay đổi môi trường, sự nóng lên toàn cầu đã làm biến đổi khí hậu tại nhiều nơi trên thế giới, nếu tiếp diễn, một số vùng sẽ có lượng mưa lớn hơn tuy nhiên sau đó sẽ trở nên nóng và khô hạn hơn. Bên cạnh đó các cơn bão sẽ có sự giảm về số lượng nhưng cường độ và mức độ tàn phá sẽ ngày càng mạnh mẽ.

Đại hồng thủy nhấn chìm các thành phố ven biển sẽ không còn là hiện tượng trong phim khoa học viễn tưởng. Khi nhiệt độ Trái Đất tăng lên, băng ở 2 cực tan ra làm mực nước biển dâng lên hơn 1m sẽ khiến cư dân sinh sống ven biển mất đi nơi cư trú và làn sóng tị nạn diễn ra trên toàn thế giới. Nguy cơ dẫn đến sự sụp đổ của nền công nghiệp, hạn hán kéo dài làm sẽ khiến mọi hoạt động sản xuất nông nghiệp bị đình trệ. Giá cả leo thang, lương thực khan hiếm, nạn chết đói diễn ra hoàng loạt,..

Băng tan ở 2 cực có nguy cơ gây ra đại hồng thủy nhấn chìm các thành phố ven biển

Băng tan ở 2 cực có nguy cơ gây ra đại hồng thủy nhấn chìm các thành phố ven biển

Có thể với mức tăng nhiệt độ trung bình chưa đến 1oC sau 1 thế kỷ là điều không đáng lo ngại. Tuy nhiên sau 10 thế kỷ, 100 thế kỷ sẽ như thế nào? Con người có thể sống với nhiệt độ 70, 80oC? Có lẽ chúng ta không thể sống đến lúc đó để chứng kiến, tuy nhiên đó sẽ là dấu chấm hết cho nhân loại trên Trái Đất. Mọi thứ đều tuân theo quy luật sinh tồn: hình thành, phát triển, suy thoái, diệt vong, Trái Đất cũng vậy không phải là tồn tại vĩnh viễn.

Giải pháp khắc phục hiệu ứng nhà kính và sự nóng lên toàn cầu

Điều giúp chúng ta lạc quan nhất cho vấn đề liên quan đến sự tồn vong của nhân loại đó là thời gian. Chúng ta vẫn còn thời gian để làm giảm tác động của hiệu ứng nhà kính bằng cách giảm tối đa lượng khí CO2 thải ra môi trường.

Chẳng hạn như bạn có thể sử dụng điện tiết kiệm, lắp thiết bị điện thông minh, dùng bóng đèn led tiết kiệm điện thay vì những bóng sợi đốt công suất lớn. Di chuyển bằng các phương tiện giao thông công cộng hoặc đi bộ thay vì sử dụng xe gắn máy, xe hơi,… Nghiên cứu phát triển hệ thống phương tiện giao thông phát thải thấp như xe điện để đưa vào phổ biến. Bên cạnh đó thực hiện các dự án trồng và bảo vệ rừng, ngăn chặn nạn tàn phá rừng, hủy hoại môi trường tự nhiên.

Di chuyển bằng các phương tiện giao thông công cộng giúp hạn chế hiệu ứng nhà kính và sự nóng lên toàn cầu

Di chuyển bằng các phương tiện giao thông công cộng giúp hạn chế hiệu ứng nhà kính và sự nóng lên toàn cầu

Cuối cùng việc khắc phục ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính và sự nóng lên toàn cầu có thành công hay không còn phải trông chờ vào nỗ lực cắt giảm khí thải công nghiệp của các quốc gia trên thế giới. Sau khi nghị định thư Kyoto về cắt giảm khí thải toàn cầu được ký kết và việc thực hiện không mấy khả quan, các nhà lãnh đạo trên thế giới đang cố gắng thỏa thuận để đạt được những thỏa thuận tốt nhất trong việc khắc phục hiệu ứng nhà kính và sự nóng lên toàn cầu.

4.5/5 - (2 bình chọn)