Tóm tắt lịch sử hình thành Quân đội nhân dân Việt Nam
Ngày 22-12-1944 là ngày Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân – tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay được thành lập theo theo chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp thông tin đến bạn đọc về lịch sử hình thành Quân đội nhân dân Việt Nam nhé.
Tóm tắt lịch sử hình thành Quân đội nhân dân Việt Nam
Tháng 12/1944, Hồ Chí Minh ra chỉ thị thành lập đội tuyển Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân, lễ thành lập đã được tổ chức tại rừng Trần Hưng Đạo núi Sam Cao thuộc Châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng với 34 chiến sĩ do đồng chí Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ huy. Đây cũng chính là đơn vị chủ lực đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng và là tiền thân của quân đội nhân dân Việt Nam.
Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập với 34 đồng chí, đồng chí Hoàng Sâm là đội trưởng, đồng chí Xích Thắng làm chính trị viên và các đồng chí Vân Tiên quản lý, đồng chí Hoàng Văn Thái phụ trách kế hoạch – tình báo.
Xem thêm:
Sau ngày thành lập thực hiện theo chỉ thị phải đánh thắng trận đầu, đội quân mưu trí, tạo bạo đột nhập được vào đồn Phai Khắt, đồn Nà Ngần, đội đã chiến thắng tiêu diệt 2 đồn địch, giết chết 2 tên đồn trưởng, bắt sống toàn bộ binh lính và thu toàn bộ vũ khí, quân trang, quân dụng.
Hai trận Phai Khắt và Nà Ngần ngày 25 – 26/12/1944 của đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân mở đầu truyền thống đánh tiêu diệt, đánh chắc thắng, đánh trận đầu của quân dội ta suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cho đến những ngày thắng lợi hoàn toàn.
Vào tháng 4/1945, theo quyết định của hội nghị quân sự Bắc Kỳ, ngày 15/5/1945 tại chợ Chu (tỉnh Thái Nguyên), đã diễn ra lễ hợp nhất 2 đội: Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân và Cứu quốc Quân với tên gọi mới là: Việt Nam Giải phóng quân, quân số ban đầu là 13 đại đội.
Đến ngày 16/8/1945, lúc này quân số Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân đã có khoảng 450 người và được biên chế thành một tiểu đoàn do đồng chí Lâm Cẩm Như làm chi đội trưởng.
Đến năm 1945, lực lượng nòng cốt quân đội quốc gia của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là Giải phóng quân của Việt Minh. Tháng 11 năm 1945 Việt Nam giải phóng quân đổi tên thành Vệ quốc đoàn, còn gọi là Vệ quốc quân. Khi này quân số của đội lên khoảng 50.000 người, tổ chức thành khoảng 40 chi đội ở hầu hết các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ.
Ngày 22 tháng 5 năm 1946, theo Sắc lệnh 71/SL của Chủ tịch nước, Vệ quốc đoàn đổi tên thành Quân đội Quốc gia Việt Nam, được đặt dưới sự chỉ huy tập trung thống nhất của Bộ Tổng tham mưu. Quân đội tổ chức biên chế thống nhất theo trung đoàn, tiểu đoàn, đại đội…
Năm 1989, theo chỉ thị của Ban bí thư Trung ương Đảng và quyết định của Chính phủ, ngày 22/12 hàng năm không chỉ là ngày kỷ niệm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam mà còn là Ngày hội Quốc phòng Toàn dân.
Bài viết trên đây đã tóm tắt lịch sử hình thành Quân đội Nhân dân Việt Nam, hy vọng rằng bài viết sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Bạn đọc hãy thường xuyên truy cập chuyên mục này để có thêm nhiều kiến thức lịch sử hữu ích.