4 Tháng Mười Một, 2024

Lịch sử Hội An hình thành như thế nào?

Hội An là một trong những khu phố cổ mà đến nay vẫn còn tồn tại gần như nguyên vẹn. Vậy lịch sử Hội An hình thành như thế nào? Cùng chúng tôi đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Tóm tắt lịch sử Hội An

Hội An ra đời vào khoảng nửa cuối thế kỷ 16, thời kỳ Việt Nam nằm dưới sự trị vì của nhà Lê. Vào năm 1527, Mạc Đăng Dung giành ngôi nhà Lê, vùng Đông Kinh thuộc quyền cai quản của nhà Mạc. Năm 1533, Nguyễn Kim nhân danh nhà Lê tập hợp binh sĩ chống lại nhà Mạc. Sau khi Nguyễn Kim chết năm, người con rể là Trịnh Kiểm lên nắm giữ quyền hành, dòng họ Nguyễn Kim bắt đầu bị lấn át.

Năm 1558, người con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng cùng gia quyến và một số binh lính lui về cố thủ ở vùng Thuận Hóa. Từ sau năm 1570, Nguyễn Hoàng tiếp tục nắm quyền trấn thủ Quảng Nam. Cùng với con trai là Nguyễn Phúc Nguyên, Nguyễn Hoàng xây dựng thành lũy, ra sức phát triển kinh tế Đàng Trong, mở rộng giao thương buôn bán với nước ngoài. Từ đó Hội An trở thành một trong những thương cảng quốc tế phát triểm sầm uất bậc nhất khu vực Đông Nam Á thời kỳ đó.

Lich-su-hinh-thanh-Hoi-An
Lịch sử hình thành Hội An

Vào thế kỷ 17, trong khi vẫn tiếp tục cuộc chiến với chúa Trịnh ở miền Bắc. Chúa Nguyễn không ngừng khai phá miền Nam, lấn chiếm lãnh thổ của người Chăm. Vào năm 1567, triều đình nhà Minh của Trung Quốc từ bỏ chủ trương bế quan tỏa cảng. Cho thuyền buôn giao thương với các quốc gia vùng Đông Nam Á. Nhưng vẫn cấm xuất khẩu một số nguyên liệu quan trọng sang Nhật Bản. Điều này đã bắt buộc Mạc phủ Toyotomi rồi Mạc phủ Tokugawa cấp phép cho các thuyền buôn Châu Ấn mở rộng quan hệ thông thương với Đông Nam Á và mua lại hàng hóa Trung Quốc từ các quốc gia đó.

Nơi thuyền Châu Ấn đi qua nhiều nhất chính là cảng Hội An. Trong vòng 30 năm, 75 con tàu Châu Ấn đã cập cảng nơi đây. Các thương nhân Nhật Bản khi đó tới bán những đồ đồng, tiền đồng, sắt, đồ gia dụng… và mua lại đường, trầm hương, tơ lụa,… Khoảng năm 1617, phố Nhật Bản ở Hội An được hình thành và phát triển cực thịnh trong đầu thế kỷ 17.

Thế kỷ 18, khi cuộc khởi nghĩa Tây Sơn diễn ra ở miền Nam. Chúa Trịnh đánh chiếm Quảng Nam dinh năm 1775, cảng Hội An rơi vào cảnh chiến tranh loạn lạc. Sau khi chiếm được Hội An. Quân Trịnh triệt phá những nhà cửa thuộc khu vực thương mại, chỉ để lại các công trình tín ngưỡng.

Khoảng 5 năm sau, cảng thị Hội An mới dần dần hồi sinh. Hoạt động thương mại được phục hồi nhưng không được như trước. Người Việt cùng người Hoa đã cùng nhau xây lại thành phố từ những đống đổ nát cũ, những ngôi nhà mới mọc lên theo kiến trúc của họ. Và vô tình, dấu vết của khu phố Nhật Bản đã bị xóa đi mãi mãi.

Net-dep-pho-co-Hoi-An-ngay-nay
Nét đẹp phố cổ Hội An ngày nay

Xem thêm:

Thế kỷ 19, cửa sông Cửa Đại ngày càng bị thu hẹp lại và con sông Cổ Cò cũng bị phù sa bồi lấp, khiến các thuyền lớn không còn ghé được cảng Hội An. Bên cạnh đó, triều đình nhà Nguyễn cũng thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng hạn chế quan hệ với nước ngoài, đặc biệt các quốc gia phương Tây. Từ đó, Hội An dần suy thoái, mất đi vị thế cảng thị quốc tế quan trọng. 

Đầu thế kỷ 20, tuy mất đi vai trò cảng thị quan trọng, tuy nhiên hoạt động buôn bán ở Hội An chưa khi nào chấm dứt và nơi đây vẫn là thị xã, thủ phủ của tỉnh Quảng Nam. Tại kỳ họp lần thứ 23 từ 29 tháng 11 đến 4 tháng 12 năm 1999 ở Marrakech, Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc đã ghi tên Hội An vào danh sách các di sản thế giới. Đô thị cổ Hội An dần phồn vinh trở lại nhờ những hoạt động du lịch.

Bài viết trên đây đã tóm tắt lịch sử Hội An, hy vọng rằng bài viết sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Chúc các bạn luôn thành công.

Rate this post