4 Tháng Mười Hai, 2024

Tìm hiểu lịch sử ngày nhà giáo Việt Nam và hoạt động ý nghĩa

Lịch sử ngày nhà giáo Việt Nam

Lịch sử ngày nhà giáo Việt Nam

Ngày Nhà giáo Việt Nam ra đời nhằm kỷ niệm, tri ân các thầy cô, người nuôi dưỡng những mầm non tương lai của đất nước. Cùng tìm hiểu lịch sử ngày nhà giáo Việt Nam ( 20/11) trong bài viết dưới đây.

1. Tìm hiểu về lịch sử ngày nhà giáo Việt Nam

1.1. Lịch sử ngày Nhà giáo Việt Nam

Tháng 7 năm 1946, thành lập các nhà giáo dục tiến bộ tại Paris (Pháp) FISE (Fédertion International Syndicale des Enseignants – Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục). Sau đó 7 năm, vào tháng 7 thì Công đoàn giáo dục Việt nam cũng được gia nhập tổ chức giáo giới quốc tế này.

Ngày 26 – 30/08/1975 đã diễn ra một sự kiện ở thủ đô Warszawa Ba Lan, khi đó Giáo dục Công đoàn Việt Nam quyết định lấy ngày 20/11/1958 trở thành ngày Nhà giáo Việt Nam. Lần đầu tiên ngày này được tổ chức ở miền Bắc với cùng giải phóng Miền Nam những năm sau đó.

Ý nghĩa, lịch sử ngày nhà giáo Việt Nam
Ý nghĩa, lịch sử ngày nhà giáo Việt Nam

Từ ngày 28/9/1982, ngày 20/11 được công nhận là ngày Quốc tế hiến chương các nhà giáo do Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành quyết định tại số 167-HĐBT.

Ngày nhà giáo Việt Nam ra đời nhằm tưởng nhớ, tri ân các thầy cô giáo, người có tấm gương hoạt động giáo dục để đóng góp lớn cho ngành giáo dục Việt Nam.

1.2. Ngày nhà giáo Việt Nam có ý nghĩa gì?

Những thế hệ học trò ngày nay hay với các ngành nghề khác thì đều dành thời gian tri ân và nhìn lại sự cống hiến thầm lặng với các thầy cô của họ.

Với ý nghĩa Tôn sư Trọng đạo thì ngày lễ Nhà giáo Việt Nam 20/11 nhằm tôn vinh “những người đưa đò thầm lặng” với biết bao thế hệ mầm non tương lai. Đây cũng là dịp mà các học trò có thể bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô của mình bằng lá thứ, bó hoa mang ý nghĩa tốt đẹp.

Đây còn được xem là thời gian ban ngành giáo dục có thể đánh giá kết quả và nhìn lại hiệu quả hoạt động giáo dục trước đó. Từ đó đưa ra phương hướng đến có sự cải tiến trong việc dạy và học.

>>> Bạn có biết: Tiểu sử đại tướng Hoàng Văn Thái – tướng lĩnh người Việt Nam

2. Lời chúc ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 năm 2022 ý nghĩa nhất

Nhân ngày Quốc tế Hiến Chương các nhà giáo, chúng em xin gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến thầy, cô. Em chúc thầy, cô hoàn thành những nhiệm vụ cao cả của mình trong sự nghiệp trồng người, nuôi dưỡng thế hệ trẻ. Em chân thành cảm ơn thầy.

  • Em chúc thầy/ cô luôn mạnh khoẻ, công tác tốt, luôn xinh đẹp, trẻ trung, vững niềm tin trong sự nghiệp trồng người. Happy Vietnam’s Teacher Day.
  • Nếu được hỏi: Trên bước đường thành công thì yếu tố nào quan trọng nhất? Em sẽ dõng dạc mà trả lời: “Là thầy/ cô – người đã mang đến cho chúng em hành trang, nền tảng kiến thức vững chắc khi bước vào đời”.
  • Hành trang bước vào đời của em luôn là tiếng thầy/ cô vang vọng. Đã qua rồi những năm tháng học trò và con cứ ngỡ như mới hôm qua, tiếng bài giảng giúp chắp cánh ước mơ để con mạnh mẽ bay ra biển khơi bao la, rộng lớn ngoài kia.
  • Có ai đó từng nói:

Ơn dạy dỗ cao dường hơn núi

Nghĩa thầy cô như nước biển khơi

Công cha mẹ con luôn tạc dạ

Ơn thầy cô con mãi ghi lòng.

Nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, con xin gửi lời chúc, tri ân chân thành đến các thầy cô. Xin kính chúc các thầy cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp trồng người.

3. Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 năm 2022 có các hoạt động gì?

Nhắc đến lịch sử ngày nhà giáo Việt Nam thì luôn gắn liền với những hoạt động tri ân, tưởng nhớ thầy cô:

Học sinh tặng quà thầy cô

Những món quà tặng thầy cô có ý nghĩa vật chất, tinh thần nhưng đều mang tình thương, tri ân của học trò đến thầy cô. Những món quà đó gồm hoa, bút, vải…Kèm theo đó là lời chúc, tri ân đến thầy cô là món quà cực kỳ ý nghĩa.

Làm thiệp tặng thầy cô

Ý nghĩa, lịch sử ngày nhà giáo Việt Nam1
Món quà tặng thầy cô nhân ngày nhà giáo Việt Nam

Các em có thể thiết kế tấm thiệp đầy màu sắc, được cắt dán thủ công hay hình bàn tay của học trò. Đó đều là hình ảnh quen thuộc trong ngày lễ này, và cũng là cách để học sinh bày tỏ tấm lòng mình.

Làm chương trình văn nghệ chủ đề 20/11

Một số hoạt động văn nghệ trong ngày 20/11 khiến cho buổi lễ trở lên sôi động và đặt dấu ấn lớn. Đây là món quà tinh thần mà các em học sinh tạo ra tri ân thầy cô, mang đến không khí mới mẻ. Đó có thể là một số bài hát do học sinh thể hiện hoặc nhảy, văn nghệ…

Những bài hát quen thuộc về nhà giáo bao gồm: Nhớ ơn thầy, Bài học đầu tiên, Mãi không quên,…

>>> Bạn có biết: Thiên tài quân sự: Đại tướng Lê Trọng Tấn

Vẽ tranh đề tài ngày 20/11

Vẽ tranh đề tài ngày 20/11 là hoạt động ý nghĩa lớn thể hiện lòng biết ơn, tôn vinh thầy cô. Các em học sinh trong lớp sẽ cùng sáng tạo ra bức tranh nhiều màu sắc, những câu chúc, hình ảnh thầy cô mình yêu quý trong đề tài trường học.

Làm báo tường ngày 20/11

Báo tường là hoạt động không thể thiếu trong ngày nhà giáo Việt Nam. Hoạt động này vừa thể hiện thông điệp ý nghĩa đến thầy cô mà còn thể hiện tinh thần đoàn kết tập thể, bày tỏ sự biết đơn, kính yêu, tôn trọng với người thầy, cô.

Bài viết trên đây chia sẻ về ý nghĩa, lịch sử ngày nhà giáo Việt Nam giúp các bạn học sinh có thể tưởng nhớ, ghi ơn thầy cô. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật tin tức hữu ích khác.

Rate this post