10 Tháng Chín, 2024

Các mốc lịch sử quan trọng của đại tướng Cao Văn Viên

6 min read

Việt Nam chúng ta có được như ngày hôm nay là nhờ vào những chiến công oai hùng của các vị lãnh đạo thời chiến. Có rất nhiều tên tuổi đã ghi danh. Một trong số đó có Đại tướng Cao Văn Viên với một quá khứ vô cùng lừng lẫy.

Các mốc lịch sử quan trọng của đại tướng Cao Văn Viên

1921: Cao Văn Viên sinh tại Vientiane, Lào trong một gia đình thương nhân, có đời sống kinh tế tương đối.

1942: Ông tốt nghiệp Trung học phổ thông tại Lào với văn bằng Tú tài toàn phần (Part II).

1949: Ông theo cha mẹ trở về Việt Nam. Ông nhập ngũ vào Quân đội Liên hiệp Pháp, được cử theo học khóa đào tạo sĩ quan người Việt tại trường Võ bị Địa phương ở Vũng Tàu (Cap Saint Jacques). Cuối năm mãn khóa tốt nghiệp Thủ khoa với cấp bậc Thiếu úy. Ra trường, ông được phục vụ trong một đơn vị Bộ binh.

dai-tuong-cao-van-vien
Ông nhập ngũ vào Quân đội Liên hiệp Pháp

Xem ngay: Đại tướng tiếng anh là gì để biết thêm thông tin

1951: Chuyển biên chế sang Quân đội Quốc gia, ông được thăng cấp Trung úy và được cử theo học lớp Chỉ huy chiến thuật tại Trung tâm Huấn luyện Chiến thuật Hà Nội.

1952: Ông được cử làm Trưởng phòng 2 (Tình báo) trong Bộ Chỉ huy Khu chiến Hưng Yên do Đại úy Dương Quý Phan làm Chỉ huy trưởng. Giữa năm, ông được thăng cấp Đại úy và được cử làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 10 Việt Nam.

1954: Ông đổi sang làm Trưởng phòng 3 (Hành quân) Khu chiến Hưng Yên.

1955: Ông được thăng cấp Thiếu tá và được cử làm Trưởng phòng 4 (Tiếp vận) tại Bộ Tổng tham mưu Quân đội Quốc gia. Sau khi Chính thể Việt Nam Cộng hòa hình thành, ông được cử làm Tùy viên Quân sự Đại sứ quán Việt Nam Cộng hòa tại Thủ đô Washington DC, Hoa Kỳ.

1956: Ông được triệu hồi về nước tiếp tục phục vụ tại Bộ Tổng Tham mưu. Tháng 6 cùng năm ông được cử tu nghiệp lớp Tham mưu cao cấp tại Học viện Chỉ huy và Tham mưu Fort Leavenworth, Kansas, Hoa Kỳ.

1957: Ông tốt nghiệp về nước, ông được bổ nhiệm làm Tham mưu trưởng Biệt bộ Tham mưu tại Phủ Tổng thống.

1958: Ông được thăng cấp Trung tá nhiệm chức.

1960: Trong cuộc đảo chính 1960, ông bị lực lượng đảo chính của Đại tá Nguyễn Chánh Thi bắt giữ và được thả ra sau khi cuộc đảo chính hoàn toàn thất bại. Ngay sau đó, ông được Tổng thống Ngô Đình Diệm bổ nhiệm làm Tư lệnh Lữ đoàn Nhảy dù thay thế Đại tá Nguyễn Chánh Thi đã đào thoát sang Campuchia. Cuối năm ông được thăng cấp Đại tá nhiệm chức.

1963: Khi cuộc đảo chính nổ ra, ông là một trong những số ít sĩ quan cao cấp trung thành với Tổng thống Ngô Đình Diệm, kiên quyết không đứng về phe đảo chính do các tướng lĩnh Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Tôn Thất Đính, Mai Hữu Xuân, Lê Văn Kim tiến hành.

1964: Tướng Khánh đã thăng đặc cách cho ông tại mặt trận lên cấp Thiếu tướng nhiệm chức (ông bị thương trong cuộc hành quân Quyết Thắng tại Hồng Ngự, Kiến Phong). Ông là vị Đại tá cuối cùng được thăng cấp Thiếu tướng trước khi Việt Nam Cộng hòa đặt ra quy chế phong Đại tá lên Chuẩn tướng.ông được tướng Khánh cử vào chức vụ Tham mưu trưởng Liên quân tại Bộ Tổng tham mưu. Ngày 12 tháng 10 ông bàn giao chức vụ Tham mưu trưởng lại cho Trung tướng Trần Văn Minh (Lục quân) để đi giữ chức vụ Tư lệnh Quân đoàn III và Vùng 3 Chiến thuật thay thế Trung tướng Trần Ngọc Tám. Đến tháng 2 năm 1965 tướng Khánh bị nhóm các tướng trẻ gạt bỏ khỏi chính quyền và ngày 11 tháng 10 cùng năm, ông được lệnh bàn giao Quân đoàn III lại cho Thiếu tướng Nguyễn Bảo Trị. Ngay sau đó ông được thăng cấp Trung tướng nhiệm chức và được bổ nhiệm vào chức vụ Tổng Tham mưu trưởng do Trung tướng Nguyễn Hữu Có, Tổng trưởng Quốc phòng, kiêm nhiệm.

dai-tuong-cao-van-vien
Ông kiêm nhiệm Tư lệnh Hải quân.

Click ngay: đại tướng Đỗ Bá Tỵ để biết thêm thông tin

1966: Ông kiêm nhiệm Tư lệnh Hải quân.

1967: Ông kiêm nhiệm chức vụ Tổng trưởng Quốc phòng, ngày 2 tháng 4 ông được thăng cấp Đại tướng nhiệm chức.

1975: Tướng Cao Văn Viên từ nhiệm vào ngày 27 tháng 4 và xin giải ngũ, ngày 28 tháng 4 đem theo gia đình cùng với gia đình cựu Tổng thống Thiệu lên máy bay di tản đến Đài Loan. Sau đó được sang Hoa Kỳ định cư. Sau khi phu nhân qua đời và không lâu sau đó người con trai duy nhất cũng chết yểu, ông sống bình lặng tại Arlington, Tiểu bang Virginia. Thời gian cuối đời ông sống ở viện dưỡng lão.

2008: Ông từ trần tại nơi định cư, hưởng thọ 87 tuổi.

Đại tướng Cao Văn Viên đã có những đóng góp vô cùng lớn cho nền chính trị. Những cột mốc của ông đã được ghi vào lịch sử.

5/5 - (1 bình chọn)