28 Tháng Một, 2025

Tiểu sử Đại tướng Trần Văn Trà với gia đình, sự nghiệp

Hình ảnh đại tướng Trần Văn Trà khi sinh thời

Hình ảnh đại tướng Trần Văn Trà khi sinh thời

Đại tướng Trần Văn Trà là người có công đóng góp lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc và Đảng ta hiện nay. Trong chuyên mục bài viết ngay hôm nay, hãy cùng tìm hiểu về tiểu sử và công sức lớn lao như thế nào nhé.

1. Tiểu sử về Đại tướng Trần Văn Trà

Trần Văn Trà có tên thật là Nguyễn Chấn. Ông sinh năm 1919 và mất năm 1996, trở thành Thượng tướng trong Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Hình ảnh đại tướng Trần Văn Trà khi sinh thời
Hình ảnh đại tướng Trần Văn Trà khi sinh thời

Đại tướng Trần Văn Trà sinh ra tại xã Tịnh Long, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, sau vào cư ngụ tại Sài Gòn. Bí danh của ông được biết đến là Tư Chi, Tư Nguyễn, Ba Trà. Với xuất thân trong gia đình làm nghề nông, hồi còn nhỏ thì ông học tại Quảng Ngãi. Đến năm 1936, khi còn học tại trường Kỹ nghệ thực hành Huế thì ông tham gia Đoàn Thanh niên Dân chủ Huế. Năm 1938, ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương và từng bị thực dân Pháp bắt giam 2 lần.

>>> Bạn có biết: Tiểu sử Đại tướng Tô Lâm và Sự nghiệp cách mạng

2. Sự nghiệp lãnh đạo quân sự Nam Bộ

Sau Cách mạng tháng Tám, đồng chí Trần Văn Trà được giữ chức Ủy viên Kỳ bộ Việt Minh Nam Bộ.

  • Giai đoạn từ 1946-1948: Khi chiến tranh Đông Dương nổ ra tại Nam Bộ, Trần văn Trà tham gia công tác quân sự, giữ chức Chi đội trưởng Chi đội (tương đương trung đoàn) 14, xứ ủy viên Nam Bộ, Khu trưởng Khu 8.
  • 1949-1950: Ông đảm nhiệm chức vụ tư lệnh kiêm Chính ủy Khu Sài Gòn – Chợ Lớn; Tư lệnh Khu 7
  • 1951-1954: Từ một xứ ủy viên Nam Bộ, đồng chí xứ ủy viên Nam Bộ được bổ nhiệm thành phó Tư lệnh Nam Bộ, Tư lệnh Phân khu Miền Đông Nam Bộ .
  • Từ năm 1955-1962: Ông tập kết ra Bắc, với chức vụ Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam
  • 1958: Phó Chủ nhiệm Tổng cục Quân huấn
  • 1961: Đảm nhiệm 2 chức vụ là Giám đốc Học viện quân chính với Chánh án Tòa án quân sự Trung ương.
  • Từ năm 1963 (cụ thể là hai giai đoạn 1963-1967 và 1973-1975): Ông được cử vào Nam làm Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam.
  • 1968-1972: Ông trở thành phó Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam, Phó Bí thư Quân ủy Quân giải phóng Miền Nam.
  • Sau Hiệp định Paris 1973, đồng chí Trần Văn Trà trở thành Trưởng đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tại Ban Liên hiệp đình chiến bốn bên ở Sài Gòn.
  • Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975: ông được giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban Quân quản Sài Gòn – Gia Định và Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu 7.
  • 1978 – 1982: Trần Văn Trà giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
  • Từ năm 1992: ông trở thành Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
  • Đại tướng Trần Văn Trà trở thành ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (dự khuyết khóa 3, chính thức khóa 4).
  • Năm 1959: Ông được phong quân hàm Trung tướng
  • Đến năm 1974: ông trở thành Thượng tướng và được thưởng Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Chiến thắng hạng nhất, Huân chương Quân công hạng nhất, hạng ba,.

3. Cuộc sống gia đình của đại tướng Trần Văn Trà

Đại tướng Trần Văn Trà kết hôn Lê Thị Thoa ( con gái luật sư Lê Đình Chi), thời điểm đó thì bà đang là tiến sĩ sinh hóa nguyên Phó Giám đốc Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, Trưởng ban Quân pháp Nam Bộ. Sau khi nghỉ hưu, ông đã tham gia rất nhiều hoạt động xã hội đồng thời tập trung viết hồi ký.

Đồng chí Trầ Văn Trà hồi còn trẻ
Đồng chí Trầ Văn Trà hồi còn trẻ

Năm 1982, Cuốn sách đầu tay của đồng chí Trần Văn Trà “ Kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm” đã được in và được nhiều người hưởng ứng. Trong đó có ghi những nhận định chủ quan đối với các lãnh đạo Đảng Lao động, đánh giá cao khả năng quân sự của mình đồng thời đánh giá thấp khả năng của quân đội Mỹ với Việt Nam Cộng hòa trước và trong dịp Tổng tấn công Tết Mậu Thân. Khi in đến tập 5 thì bị thu hồi do quan điểm bị coi là không chính thống,và những tập sau của cuốn sách cũng không được xuất bản.

Ngày 20 tháng 4 năm 1996, Đại tướng Trần Văn Trà qua đời tại Thành phố Hồ Chí Minh.

>>> Xem thêm: Võ Nguyên Giáp – Đại tướng trẻ nhất Việt Nam

4. Con đường mang tên đại tướng Trần Văn Trà

Tên đại tướng Trần Văn Trà hiện được đặt cho một con phố ở khu đô thị Phú Mỹ Hưng, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh và con đường chính tại khu dân cư Hưng Phú, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ vào cuối năm 2015.

5. Tác phẩm của đại tướng Trần Văn Trà

Ngoài trở thành tướng lĩnh, đóng góp lớn cho cách mạng, kháng chiến thì ông còn trước tác một số sách dưới đây:

  • Kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm (gồm nhiều tập, mới in tập 5 thì bị thu hồi do quan điểm bị coi là không chính thống, nên các tập sau không được xuất bản)
  • Gởi người đang sống (1996)
  • Mùa thu lịch sử (1996)
  • Cảm nhận về xuân Mậu Thân (1968) (1998)

Bài viết trên đây giúp các bạn nắm được thông tin về đại tướng Trần Văn Trà với cách mạng, kháng chiến, giữ gìn hòa bình. Ngoài ra còn có cuộc đời và những dấu ấn để lại hi vọng sẽ hữu ích với các bạn. Chúc bạn thành công!

Rate this post