19 Tháng Mười Hai, 2024

Tìm hiểu chi tiết tiểu sử của Đại Tướng Phùng Quang Thanh

Trong những năm kháng chiến, Đại Tướng Phùng Quang Thanh là một trong những chiến sĩ tài ba của dân tộc Việt Nam. Cùng tìm hiểu chi tiết tiểu sử của Đại Tướng Phùng Quang Thanh qua bài viết dưới đây.

Tiểu sử của Đại Tướng Phùng Quang Thanh

Đồng chí Đại tướng Phùng Quang Thanh, sinh ngày 2-2-1949; quê quán: Xã Thạch Đà, huyện Mê Linh, TP Hà Nội; thường trú tại số 10, ngõ 9, đường Nguyễn Tri Phương, phường Điện Biên, quận Ba Đình, TP Hà Nội; tham gia cách mạng tháng 7-1967; vào Đảng ngày 11-6-1968.

dai-tuong-phung-quang-thanh
Đại Tướng Phùng Quang Thanh

Xem ngay: Đại tướng Lê Đức Anh để biết thêm về tiểu sử về ông

Từ tháng 7-1967 đến tháng 2-1968: Chiến sĩ, Tiểu đoàn 20, Sư đoàn 312.

Từ tháng 3-1968 đến tháng 10-1971: Tiểu đội phó, Tiểu đội trưởng, Trung đội phó, Trung đội trưởng, Phó đại đội trưởng, Đại đội trưởng Đại đội 9, Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 64, Sư đoàn 320.

Từ tháng 11-1971 đến tháng 7-1972: Học viên đào tạo cán bộ tiểu đoàn, Trường Sĩ quan Lục quân 1.

Từ tháng 8-1972 đến tháng 7-1974: Phó tiểu đoàn trưởng, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 64, Sư đoàn 320B.

Từ tháng 8-1974 đến tháng 12-1976: Học viên đào tạo cán bộ trung đoàn tại Học viện Quân sự (nay là Học viện Lục quân).

Từ tháng 01-1977 đến tháng 11-1977: Tham mưu trưởng Trung đoàn 64, Sư đoàn 320B, Quân đoàn 1.

Từ tháng 12-1977 đến tháng 4-1979: Học viên Trường Văn hóa Quân đoàn 1.

Từ tháng 5-1979 đến tháng 12-1982: Phó trung đoàn trưởng, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 64, Sư đoàn 390, Quân đoàn 1.

Từ tháng 01-1983 đến tháng 10-1983: Học viên đào tạo Trung đoàn trưởng bộ binh cơ giới tại Liên Xô.

Từ tháng 11-1983 đến tháng 4-1984: Phó sư đoàn trưởng kiêm Tham mưu trưởng Sư đoàn 390, Quân đoàn 1.

Từ tháng 5-1984 đến tháng 2-1986: Học viên đào tạo tiếng Nga tại Đại học Ngoại ngữ quân sự (nay là Học viện Khoa học Quân sự).

Từ tháng 3-1986 đến tháng 8-1986: Học viên Học viện Quân sự cấp cao (nay là Học viện Quốc phòng).

Từ tháng 9-1986  đến  tháng 7-1988: Phó sư đoàn trưởng kiêm Tham mưu trưởng, phụ trách Sư đoàn trưởng, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 390, Quân đoàn 1.

Từ tháng 8-1988 đến tháng 2-1989: Sư đoàn trưởng Sư đoàn 312, Quân đoàn 1.

Từ tháng 3-1989 đến tháng 7-1989: Học tiếng Nga tại Học viện Kỹ thuật quân sự.

Từ tháng 8-1989 đến tháng 8-1990: Học viên đào tạo chỉ huy tham mưu, Học viện Voroshilov, Bộ Tổng Tham mưu (Liên Xô).

Từ tháng 9-1990 đến tháng 1-1991: Học viên bổ túc Binh chủng hợp thành, Học viện Quân sự cấp cao (nay là Học viện Quốc phòng).

Từ tháng 2-1991 đến tháng 8-1991: Phụ trách Tham mưu trưởng Quân đoàn 1.

Từ tháng 9-1991 đến tháng 1-1994: Sư đoàn trưởng Sư đoàn 312, Quân đoàn 1.

Từ tháng 2-1994 đến tháng 8-1997: Phó cục trưởng, Cục trưởng Cục Tác chiến, Bộ Tổng Tham mưu.

Từ tháng 9-1997 đến tháng 1-1998: Học lý luận chính trị cao cấp, Học viện Chính trị quân sự.

Từ tháng 2-1998 đến tháng 5-2001: Tư lệnh Quân khu 1.

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (tháng 4-2001), đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Dai-tuong-trong-nhung-nam-cong-tac
Đại tướng trong những năm công tác

Click ngay: Đại tướng Nguyễn Chí Thanh để biết thêm tiểu sử về tiểu sử

Từ tháng 6-2001 đến tháng 5-2006: Đồng chí là Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (tháng 4-2006), đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu vào Bộ Chính trị và được chỉ định là Phó bí thư Quân ủy Trung ương; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (tháng 6-2006).

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (tháng 1-2011), đồng chí tiếp tục được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu lại vào Bộ Chính trị, tiếp tục giữ chức Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (đến tháng 4-2016).

Tháng 10-2016: Đồng chí được Đảng, Nhà nước cho nghỉ theo chế độ.

Đồng chí là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khóa IX, X, XI; Ủy viên Bộ Chính trị các khóa X, XI. Đại biểu Quốc hội các khóa XI, XII, XIII.

Đồng chí được thăng quân hàm Thiếu tướng tháng 10-1994; Trung tướng tháng 11-1999; Thượng tướng tháng 6-2003; Đại tướng tháng 7-2007.

Do có nhiều công lao và thành tích xuất sắc đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc và quân đội, đồng chí được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh, danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác.

Trên đây là chi tiết tiểu sử của Đại Tướng Phùng Quang Thanh. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin.

Rate this post