25 Tháng Mười Một, 2024

Chiến tranh thương mại là gì? Ảnh hưởng của chiến tranh thương mại

Không chém giết tàn bạo như chiến tranh vũ trang tuy nhiên chiến tranh thương mại giữa các quốc gia cũng khốc liệt không kém và gây ra những thiệt hại làm ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế. Vậy chiến tranh thương mại là gì và ảnh hưởng như thế nào?

Ngày 6/7, cuộc chiến thương mại giữa Mỹ – Trung Quốc chính thức bắt đầu khi hôm 2/3/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khiến cả thế giới rúng động khi tuyên bố kế hoạch áp thuế đối với hàng hóa trị giá 34 tỷ USD của Mỹ nhằm vào hàng hóa Trung Quốc. Mỹ cáo buộc Trung Quốc đã ăn cắp sở hữu trí tuệ về thiết kế và ý tưởng sản phẩm.

Theo kế hoạch này, Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn cắt giảm sự thâm hụt thương mại với đất nướcTrung Quốc khi đã có hành vi thương mại không công bằng kể từ khi ông chính thức lên làm tổng thống.

Cụ thể, vị tổng thống này đã tuyên bố kế hoạch áp thuế 25% đối với thép nhập khẩu và 10% đối với nhôm nhập khẩu. Thế giới đã bày tỏ sự lo lắng về một cuộc chiến thương mại không cân sức Mỹ-Trung Quốc sẽ bùng lên mạnh mẽ và hậu quả sẽ ngoài sức tưởng tượng.

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có nguy cơ bùng nổChiến tranh thương mại Mỹ - Trung có nguy cơ bùng nổ

Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung có nguy cơ bùng nổ

>>>>Xem thêm: Chiến tranh thương mại Mỹ Trung giữa thời bình ngày một nóng

Chiến tranh thương mại là gì?

Chiến tranh thương mại (tiếng Anh là Trade war) hay còn có cách gọi là chiến tranh mậu dịch. Đây là là cuộc chiến công bằng giữa hai hay nhiều nước khi áp thuế hay những rào cản khác dành cho những sản phẩm nhập khẩu thương mại như thuế quan, hạn ngạch…

Điều này có thể làm tổn thương nền kinh tế của các quốc gia khác đồng thời dẫn đến căng thẳng chính trị leo thang giữa các nước đối lập.

Donald Trump  có nhận định rằng những gì nước Mỹ có thể nhận được sau cuộc chiến thương mại đó là các đối tác thương mại của Mỹ sẽ áp dụng pháp lý theo các quy định của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và bắt đầu đối với những sản phẩm xuất khẩu của Mỹ.

Lịch sử 3 cuộc chiến tranh thương mại

Pháp và Italy

Sau khi thống nhất đất nước Italy năm 1871, quốc gia này đã chuyển sang bảo hộ để nuôi dưỡng các ngành công nghiệp mới bắt đầu mở ra và theo đó chấm dứt hiệp định thương mại với Pháp vào năm 1886. Chính phủ nước Italy đã tăng mức thuế lên tới 60% để bảo vệ các ngành công nghiệp của mình khỏi sự cạnh tranh của Pháp.

Vào năm 1892 ngay sau đó thì chính phủ Pháp đã trả đũa bằng cách thông qua chính sách bảo hộ Méline Tariff. Ảnh hưởng phải ghánh chịu đó là thương mại Pháp – Italy giảm đáng kể thiệt hại lan rộng và sự xáo trộn ở các nước nơi mà họ có giao thương.

Hơn nữa, chiến tranh thương mại đã dẫn đến kết quả không mong đợi là nó đã đẩy Italy đến gần Đức và Áo – Hungary hơn.

Chiến tranh thương mại Mỹ – Canada

Những năm sau nội chiến ở Mỹ, vào năm 1866 Mỹ đã bãi bỏ hiệp ước giao thương với Canada. Vì thế, Canada đã tìm cách đáp trả nước Mỹ bằng cách đã đưa ra chính sách bảo hộ của quốc gia mình thông qua tăng thuế. Tình hình căng thẳng cuộc chiến thương mại đã đạt đến đỉnh điểm vào năm 1890. Ảnh hưởng dễ nhận thấy nhất là 1889 đến năm 1892 xuất khẩu nông nghiệp của Mỹ sang Canada đã giảm một nửa.

Canada đã tăng gấp đôi các khoản thuế và thắt chặt quan hệ thương mại với Anh hơn là với Mỹ. Vì vậy mà phải mất gần một thế kỷ để tự do thương mại giữa Hoa Kỳ và Canada mới có thể phát triển trở lại.

Chiến tranh Smoot-Hawley

Cuối thế kỷ XIX các cuộc chiến thương mại vẫn không dừng lại khi đảng Cộng hòa thông qua Dự luật thuế Smoot Hawley thành luật vào năm 1930, tăng thuế đánh vào hơn 20.000 sản phẩm.

Theo chuyên gia phân tích kinh tế của tờ The New York Times – nhà kinh tế Paul Krugman thì mặc dù Đạo luật thuế Smoot-Hawley đã không gây ra Đại suy thoái, nhưng sau đó thì các cuộc chiến tranh thương mại quốc tế đã đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn khả năng phục hồi thương mại khi sản xuất phục hồi.

Ảnh hưởng của chiến tranh thương mại

Về ảnh hưởng của chiến tranh thương mại có tác động tiêu cực khi hàng Trung Quốc xuất khẩu vào Hoa Kỳ bị áp thuế, nước này vì muốn duy trì năng suất và giảm phụ thuộc vào Hoa Kỳ đã ban hành những chính sách phá giá, đẩy hàng hóa thực phẩm, nông sản sang các nước xung quanh, trong đó có Việt Nam. Việc này vô hình chung tạo ra sức ép cho doanh nghiệp nội địa. Tuy nhiên cũng có những ý kiến đồng tình khi cuộc chiến tranh thương mại kéo dài, hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu sang thị trường Mỹ gặp khó khăn thì về lâu dài hàng của Bắc Kinh sẽ phải bán rẻ máy móc, thu hẹp khả năng sản xuất … Lúc đó, Trung Quốc sẽ cung cấp nguồn hàng lớn choViệt Nam.

Chiến tranh thương mại có ảnh hưởng đến Việt Nam

Chiến tranh thương mại có ảnh hưởng đến Việt Nam

Đây có thể xem là cơ hội cho không ít doanh nghiệp có thể mua được linh kiện nguyên vật liệu, phụ tùng với giá rẻ. Quan hệ thương mại Mỹ – Trung Quốc bất ổn sẽ gây tác động mạnh tới tỷ giá giữa đồng CNY và đồng USD. Mà tiền Việt Nam lại phụ thuộc nhiều vào tỷ giá của 2 đồng tiền này nên cũng sẽ bị tác động.

Hiện không thể đoán được cuộc chiến tranh thương mại này sẽ kéo dài trong bao lâu, cũng như tác động của nó ra sao, Việt Nam cần chuẩn bị sẵn sàng các tình huống xấu có thể tác động đến nền kinh tế chung.

5/5 - (1 bình chọn)