Đại tướng quân Hàn Tín là ai?
Hàn Tín (229 – 196 TCN) thường gọi theo tước hiệu là Hoài Âm hầu, là một danh tướng đại tướng quân, khai quốc công thần. Hàn Tín được Lưu Bang phong một phát lên Đại tướng quân từ một chức độ úy nhỏ nhoi. Vậy Đại tướng quân Hàn Tín là ai?.
Anh hùng chiến tranh Trung Quốc Hàn Tín là ai?
Hàn Tín là một vị danh tiếng lẫy lừng, bánh chiến bách thắng dưới thời Hán Sở tranh hùng. Hàn Tín có công phò tá Hán Cao Tổ Lưu Bang đoạt thiên hạ, lập ra nhà Hán. Hàn Tín còn được gọi là Hoài Âm hầu được Lưu Bang rất tín nhiệm. Ông là người có công lớn giúp Hán Cao Tổ Lưu Bang đánh bại Hạng Vũ lập nên nhà Hán trị vì 400 năm. Được người đời sau ca ngợi là Binh Tiên cầm quân bách chiến bách thắng thiên cổ không có người thứ hai.
Xem thêm: Đại tướng đầu tiên của Việt Nam là ai?
Cùng với Trương Lương và Tiêu Hà, ông là một trong “Hán sơ tam kiệt”. Nhưng khi đại nghiệp đã thành, ông bị vu cáo làm phản và bị tru di tam tộc. Thuở hàn vi, Hàn Tín câu cá kiếm sống, Hàn Tín có một sức chịu đựng nhẫn nại tuyệt độ có thể nhẫn được những việc phi thường hơn cả người bình thường.
Trong lịch sử Trung Quốc, Đại tướng quân Hàn Tín là người xuất sắc từ việc nhỏ đến việc lớn. Ông được xem là một trong những nguyên soái chỉ huy tài ba nhất. Hàn Tín đã chứng minh tài năng văn võ song toàn, thông hiểu vũ trụ, lấy thiên hạ như trở bàn tay, đủ sức phá Sở.
Phương pháp thao trường của Hàn Tín
- Ban hành sách về đội ngũ, phép điều độ, dạy việc lập trung quân
- Xếp đặt đội ngũ, phương hướng doanh trận, kỉ luật quân đội.
- Dâng cuốn sổ tay cho Lưu Bang để hiểu dụ quân sỹ phải chấp hành mệnh lệnh của Phá Sở đại tướng quân Hàn Tín
- Hàn Tín cho ban hành 17 điều cấm lệnh trong quân chính mà các tướng sĩ tuyệt đối không được mắc phải
Xem thêm: Chân dung 14 đại tướng bộ quốc phòng trong Quân đội Nhân dân Việt Nam
17 điều cấm lệnh trong quân chính của đại tướng quân Hàn Tín
- Thứ 1: nghe tiếng trống không tiến, nghe tiếng chiêng không lui
- Thứ 2: gọi tên không thưa, điểm mặt không đến, quá hẹn không về, hành động trái quân luật
- Thứ 3: gõ kẻng canh đêm, lười nhác không báo, khiến giờ giấc sai lệch, thanh hiệu không rõ
- Thứ 4: hay nói oán ngôn, tức giận chủ tướng
- Thứ 5: lớn tiếng cười nói, miệt thị cấm lệnh, tuỳ tiện ở chốn quân môn
- Thứ 6: binh khí mình dùng, cung nỏ đứt dây, tên không đuôi không mũi, kiếm kích chẳng sắc, cờ xí cũ rách
- Thứ 7: đặt điều lừa dối, bịa đặt quỷ thần
- Thứ 8: miệng lưỡi gian xảo, nói bậy thị phi
- Thứ 9: những nơi đi qua, chà đạp dân chúng
- Thứ 10: trộm cắp của người, để lợi cho mình
- Thứ 11: trong quân tụ tập bàn luận, tự ý đến gần đại trướng
- Thứ 12: khi nghe được mưu, cùng nghe hiệu lệnh, tiết lộ ra ngoài
- Thứ 13: trong khi điều động, ngậm miệng không nói
- Thứ 14: ra khỏi hàng ngũ, vượt trước lùi sai, nói năng ầm ĩ
- Thứ 15: giả đau giả ốm, để trốn chinh chiến
- Thứ 16: cai quản tiền lương, đến lúc cấp thưởng, có lòng riêng với người thân
- Thứ 17: xem giặc chẳng xét rõ nhiều thì rằng ít, ít lại nói nhiều
Đại tướng quân Hàn Tín có công với đất nước bánh chiến bách thắng dưới thời Hán Sở tranh hùng nhưng cuối đời vẫn bị xử chết. Đây là nỗi oan mà đến sau người đời vẫn nhắc tới về số phận của ông.