4 Tháng Mười Một, 2024

Diễn biến cuộc chiến tranh phát xít Đức tấn công Liên Xô

Chiến tranh thế giới thứ hai đã diễn ra trên nhiều mặt trận: mặt trận Tây Âu (mặt trận phía Tây); mặt trận Xô – Đức (mặt trận phía Đông); mặt trận Bắc Phi; mặt trận châu Á – Thái Bình Dương và phát xít Đức tấn công Liên Xô mặt trận chủ yếu, quyết định đối với toàn bộ tiến trình của Chiến tranh thế giới thứ hai là mặt trận Xô – Đức.

Cuộc chiến tranh phát xít Đức tấn công Liên Xô – chiến sự Bắc Phi

* Mặt trận Xô – Đức:

       – Sáng 22/06/1941, Đức tiến hành “chiến tranh chớp nhoáng” tấn công Liên Xô. Ban đầu, do có ưu thế về vũ khí và kinh nghiệm tác chiến, quân Đức tiến sâu vào lãnh thổ Liên Xô.

(Đức đã huy động 190 sư đoàn với 5,5 triệu quân, 3712 xe tăng, 4950 máy bay).

       – Nhân dân Liên Xô kiên quyết chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Tháng 12-1941, Hồng quân Liên Xô do tướng Giu-cốp chỉ huy đã đẩy lùi quân Đức. Chiến thắng Mát-xcơ-va đã làm phá sản chiến lược “chiến tranh chớp nhoáng” của Hít-le.

       – Cuối năm 1942, Đức tấn công Xta-lin-grát -“nút sống” của Liên Xô- nhưng không chiếm được. Quân đội Liên xô diễu binh trong lễ kỷ niệm lần thứ 10.

Cuộc chiến tranh Xô - Đức
Cuộc chiến tranh Xô – Đức

Bài viết liên quan: phát xít đức đã bị tiêu diệt như thế nào

* Mặt trận Bắc Phi:

Tháng 09/1940, I-ta-li-a tấn công Ai Cập. Tháng 10/1942, liên quân Anh-Mĩ giành thắng lợi trong trận En A-la-men, và chuyển sang phản công trên toàn mặt trận.

Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ:

Ngày 07/12/1941, Nhật bất ngờ tấn công Trân Châu Cảng – căn cứ hải quân chủ yếu của Mĩ ở Thái Bình Dương. Mĩ bị thiệt hại nặng nề. Chiến tranh lan rộng toàn thế giới.

 Khối Đồng minh chống phát xít hình thành.

      – Việc Liên Xô tham chiến làm thay đổi căn bản cục diện chính trị và quân sự của cuộc chiến, cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào kháng chiến của nhân dân các nước bị phát xít chiếm đóng. Anh, Mĩ thay đổi thái độ, bắt tay cùng Liên Xô chống chủ nghĩa phát xít.

      – Ngày 01/01/1942, tại Oa-sinh-tơn , 26 quốc gia, đứng đầu là Liên Xô, Mĩ, Anh đã ra “Tuyên ngôn Liên hiệp quốc” cam kết cùng nhau chống phát xít với toàn bộ lực lượng của mình . Khối Đồng minh chống phát xít được thành lập.

QUÂN ĐỒNG MINH CHUYỂN SANG PHẢN CÔNG ( 11/1942 đến 08/1945)

Quân Đồng minh phản công (từ tháng 11/1942 đến tháng 6/1944)

   * Mặt trận Xô – Đức :

– Cuộc phản công Xta-lin-grát (từ tháng 11/1942 đến tháng 02/1943), Hồng quân Liên Xô đã tấn công tiêu diệt, bắt sống toàn bộ đội quân tinh nhuệ của Đức gồm 33 vạn người do thống chế Pao-lút chỉ huy. Từ đây, Liên Xô và phe Đồng minh chuyển sang tấn công.

       – Cuối tháng 08/1943, Hồng quân đã bẻ gãy cuộc phản công của quân Đức tại vòng cung Cuốc-xcơ. Tháng 06/1944. phần lớn lãnh thổ Liên Xô được giải phóng.

   * Ở Mặt trận Bắc Phi: Từ tháng 3 đến tháng 5/1943, liên quân Mĩ – Anh phản công quét sạch quân Đức – Italia khỏi châu Phi. Chiến sự ở châu Phi chấm dứt.

   * Ở Italia: Tháng 7/1943 đến tháng 5/1945, liên quân Mĩ – Anh tấn công truy kích quân phát xít, làm cho chủ nghĩa phát xít Italia bị sụp đổ, phát xít Đức phải khuất phục.

   * Ở Thái Bình Dương: Sau chiến thắng quân Nhật trong trận Gua-đan-ca-nan (1/1943) Mĩ phản công đánh chiếm các đảo ở Thái Bình Dương.

Phát xít Đức bị tiêu diệt
Phát xít Đức bị tiêu diệt

Tìm hiểu thêm: phát xít nhật xâm lược nước ta vào năm nào

Phát xít Đức bị tiêu diệt. Nhật Bản đầu hàng. Chiến tranh kết thúc

     – Sau khi giải phóng các nước Trung và Đông Âu (1944), tháng 1/1945, Hồng quân Liên Xô mở cuộc tấn công Đức ở Mặt trận phía Đông, tiến quân vào giải phóng các nước ở Trung và Đông Âu, tiến sát biên giới nước Đức. Tháng 2/1945, Liên Xô tổ chức hội nghị Ianta gồm 3 nước Liên Xô, Mĩ, Anh bàn về việc tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.

     – Hè 1944, Mĩ, Anh mở Mặt trận thứ hai ở Tây Âu bằng cuộc đổ bộ tại Noóc-măng-đi (miền Bắc Pháp) tiến vào giải phóng Pháp, Bỉ, Hà Lan, chuẩn  bị tấn công Đức.

     – Từ tháng 02 đến tháng 04/1945, Liên Xô tấn công Béc-lin, đánh bại hơn 1 triệu quân Đức.

Ngày 30/04, lá cờ đỏ búa liềm được cắm trên nóc toà nhà Quốc hội Đức. Ngày 09/05/1945, nước Đức kí văn bản đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh chấm dứt ở Châu Âu

Xu thế phát triển của lịch sử thế giới hiện đại

Từ 1917 đến 1945, cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa xã hội (lúc này Liên Xô là đại diện) với chủ nghĩa tư bản, cũng như cuộc đấu tranh dân tộc, đấu tranh giai cấp trong phạm vi từng nước và trên phạm vi toàn thế giới đã diễn ra gay gắt, quyết liệt. Tuy lúc đầu ở thế yếu và nằm trong vòng vây của chủ nghĩa tư bản, nhưng chủ nghĩa xã hội đã không ngừng lớn mạnh và ngày càng phát huy ảnh hưởng của nó đối với thế giới. Phong trào cách mạng thế giới đã chuyển sang thời kì phát triển mới, đặt nền móng cho thắng lợi to lớn ở giai đoạn sau này. Chủ nghĩa tư bản đã mất đi một khâu quan trọng và địa vị của nó bị suy giảm nhiều so với trước kia.

Thắng lợi của cuôc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít đã tạo ra những tiền đề thuận lợi để sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội phát triển sang một thời kì mới.

Rate this post