28 Tháng Một, 2025

Di tích lịch sử là gì và các di tích lịch sử tại Việt Nam

Di tích lịch sử ở quốc gia nào cũng có và tạo nên nét đẹp, giá trị văn hóa riêng. Vậy di tích lịch sử là gì và các di tích lịch sử tại Việt Nam ở đâu? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Di tích lịch sử là gì?

Di tích lịch sử trong tiếng Anh gọi là: Historical Relic.

Di tích lịch sử là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.

Các công trình này hầu hết đều gắn với các sự kiện lịch sử, quá trình đấu tranh xây dựng đất nước như Đền Cổ loa, Đền Hùng hoặc địa điểm có gắn với thân thế, sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân của đất nước như Đền Trần, Khu Di tích lịch sử Kim Liên…

Di tích lịch sử cách mạng là các địa điểm, công trình liên quan đến sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Các di tích lịch sử Việt Nam

Quần thể danh lam thắng cảnh Tràng An ở Ninh Bình

thang-canh-trang-an
Thắng cảnh Tràng An

Xem ngay: di tích lịch sử Hải Phòng để biết thêm thông tin

UNESCO đã công nhận di sản văn hóa vật thể của Việt Nam – Quần thể danh thắng Tràng An là di sản của thế giới. Nơi đây vừa có giá trị lịch sử và vừa có giá trị thiên nhiên. Quần thể nằm tại địa phận tỉnh Ninh Bình. Nơi đây hàng năm đã thu hút hàng triệu khách du lịch trong và ngoài nước với các địa điểm du lịch sinh thái Tràng An, Tam Cốc – Bích động, cố đô Hoa Lư hay chùa Bái Đính,…

Khi đến với nơi đây, chúng ta như được hòa mình vào cùng thiên nhiên đất trời có núi, sông hùng vĩ hòa quyện vào nhau. Theo mùa, thảm thực vật cũng rất đa dạng. Du khách đến với nơi đây là bởi vẻ đẹp của Tràng An luôn tạo ra sự khác biệt.

Với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, sông nước hữu tình, núi đồi trập trùng, chùa miếu linh thiêng,… Tràng An xứng đáng là di tích lịch sử đẹp nhất miền Bắc.

Quần thể di tích cố đô Huế

Vào năm 1993, di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Cố đô Huế được đánh giá là thành tựu độc đáo của nghệ thuật, của bàn tay con người tạo dựng nên. Cố đô Huế nằm ở phía Bắc của bờ sông Hương với tổng diện tích lên đến 500 ha. Kinh Thành, Hoàng Thành và Tử Cấm Thành là ba vòng của của Cố đô và được bao bọc lấy nhau. Từng tòa thành sở hữu một nét đẹp kiến trúc riêng nhưng vẫn bật lên được tinh hoa văn hóa của người Việt xưa.

Đến với Cố đô Huế ta như được hòa mình vào thời xa xưa bởi vẻ đẹp đến nao lòng. Ngoài cảnh sắc thiên nhiên Huế, ghé thăm nơi đây chúng ta còn có cơ hội hiểu hơn về nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân địa phương.

Di tích Đền Hùng – Phú Thọ

Từ thời vua Đinh Tiên Hoàng tại thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, Đền Vua Hùng của nhà nước Văn Lang đã được xây dựng. Người Việt vẫn luôn nhớ về cội nguồn khi mỗi dịp 10 tháng 3 hằng năm được gọi là ngày gỗ vua Hùng. Từ già trẻ, gái trai khắp mọi miền đất nước để quy tụ tại đây nhớ tới công ơn xây dựng đất nước của các vu Hùng.

Nhìn từ xa, Đền như một con rồng lớn vươn mình oai phong hướng về phía Nam, mình rồng chính là Núi Vặn, Núi Pheo, Núi Trọc. Bác Hồ cũng từng căn dặn rằng “Vua Hùng đã có công dựng nước – Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Thành Cổ Loa – Đông Anh, Hà Nội

Vị trí của thành Cổ Loa có ý nghĩa rất lớn theo góc nhìn địa lý. Nơi đây có hai dòng sông huyết mạch giao nước gần Cổ Loa, là đỉnh thứ hai của tam giác châu thổ sông Hồng.

thanh-co-loa-duoc-goi-la-loa-thanh
Thành Cổ Loa được gọi là Loa thành

Click ngay: lịch sử 3 lần chống quân Nguyên Mông để biết thêm thông tin

Từ sơ khai qua các thời kì, đỉnh cao là văn hoá Đông Sơn đều được phát hiện trong quá trình khảo cổ tại nơi đây. Trong thời kỳ tiền sử của dân tộc Việt Nam thì đây vẫn được coi là nền văn minh sông Hồng.

Thành Cổ Loa được gọi là Loa thành là bởi thiết kế xây dựng kiểu vòng ốc. Truyền thuyết kể lại rằng có 9 vòng thành xoáy trôn ốc. Thế nhưng, đến hiện tại chỉ còn 3 vòng. Thành Ngoại chu vi 15km, thành Nội chu vi 1600m hình dáng khúc khuỷu, bao gồm vô số những công trình kiến trúc độc đáo như Giếng Ngọc,tượng Cao Lỗ, am Mị Châu,….

Ở nước ta thì thành Cổ Loa được xếp vào loại thành cổ có cấu trúc và quy mô lớn nhất. Nơi đây là dấu tích lịch sử của đất nước Âu Lạc từ thế kỷ 3 TCN và nhà nước của vua Ngô Quyền thế kỷ X SCN. Đến với thành Cổ Loa, chúng ta sẽ được chiêm  ngưỡng các công trình độc đáo như: Đền Thượng, Giếng Ngọc, Đình Cổ Loa, đền thờ An Dương Vương,… Du khách có thể đến vào bất kỳ thời điểm nào trong năm đều có thể thăm quan.

Như vậy với bài viết trên chúng ta đã biết được di tích lịch sử là gì và các di tích lịch sử tại Việt Nam. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin.

Rate this post