Giải đáp thắc mắc: Có nên học Phục hồi chức năng không?
Ngành Phục hồi chức năng có vai trò quan trọng trong quá trình giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng. Để giúp bạn biết thêm nhiều thông tin về ngành học này từ đó giải đáp được thắc mắc: Có nên học Phục hồi chức năng không?
Giới thiệu về ngành Phục hồi chức năng
Phục hồi chức năng là ngành sử dụng các biện pháp y học, xã hội học để giảm tác động và tàn tật để từ đó người khuyết tật có thể tái hội nhập xã hội, bình đẳng tham gia những hoạt động xã hội, có cuộc sống bình thường hơn không bị tự ti về tình trạng bệnh tật.
Có rất nhiều những kỹ thuật được dùng trong ngành Phục hồi chức năng như:
- Sử dụng các tác nhân vật lý bao gồm: Sóng siêu âm, nhiệt trị liệu, điện trị liệu…
- Các tác động cơ học như nắn chỉnh hoặc thực hiện tác động cột sống, kéo giãn, máy rung cơ học, xoa bóp bấm huyệt…
- Những vận động trị liệu như: bài tập vật lý trị liệu hay không có sự trợ giúp của những thiết bị máy móc.
- Các hoạt động trị liệu bao gồm: Thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa với những hoạt động có ích cho việc phục hồi như ăn uống, sinh hoạt và hoạt động tốt hàng ngày.
Ngành Phục hồi chức năng thực hiện các giải pháp nhằm mục đích để hồi phục sức khỏe cho người bệnh khi đã điều trị khỏi bệnh, ngày nay ngành này càng phát triển nhiều hơn và có thể dần thay thế việc điều trị một số bệnh với nhiều trường hợp chuyên ngành cơ xương khớp. Cụ thể tác dụng của ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng với người bệnh như:
- Giúp giảm bớt các cơn đau nhức, tình trạng co cứng cơ của các bệnh lý về xương khớp mà người bệnh đang mắc phải.
- Hỗ trợ phục hồi khả năng vận động, gia tăng khả năng giữ thăng bằng và tình trạng liệt nửa người cho các bệnh nhân cần phục hồi sức khỏe sau khi gặp tai nạn, bại não hay bị tai biến mạch máu não.
- Giúp người bệnh sau phẫu thuật điều trị bệnh có thể phục hồi chức năng các cơ quan, các bộ phận đang bị tổn thương.
- Kiểm soát và tránh nguy cơ mắc các bệnh lý mãn tính như bệnh về cơ xương khớp, bệnh lý về tim mạch, tiểu đường…
- Với các trường hợp mới mắc bệnh ngành Phục hồi chức năng sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị, người càng trẻ thời gian hồi phục nhanh chóng hơn.
Có nên học phục hồi chức năng không?
Xã hội ngày càng phát triển sẽ tỉ lệ thuận với tình trạng phức tạp của các loại bệnh lý. Do đó mà việc phục hồi chức năng ngày càng gặp nhiều khó khăn. Nhưng dần thì ngành Phục hồi chức năng đang dần cải thiện được các kỹ thuật trong điều trị từ đó hạn chế tối đa những di chứng của bệnh. Bởi vậy đây là lý do có nhiều các thí sinh và ngay cả những bác sĩ đang làm việc ở chuyên ngành khác vẫn có nhu cầu muốn theo học ngành này.
Hãy cùng tìm hiểu một số lý do khiến cho rất nhiều người học ngành Phục hồi chức năng, cụ thể như:
- Có thể áp dụng các kỹ thuật phục hồi chức năng cho gia đình: Người học ngành này có thể tự chăm sóc sức khỏe cho các thành viên trong gia đình, đặc biệt khi nhà có người già, người bị chấn thương hay sau phẫu thuật. Với những chuyên môn đã được học sẽ giúp họ hồi phục nhanh chóng.
- Khôi phục, chăm sóc sức khỏe cho người bệnh: Đặc thù của ngành liên quan đến lĩnh vực sức khỏe, thực hiện nhiệm vụ giúp các bệnh nhân giảm bớt được những cơn đau, khả năng vận động, phục hồi các biến chức chức năng khi gặp tai nạn. Ngoài ra những người đang gặp các vấn đề về xương khớp được điều trị phục hồi chức năng sẽ rất tốt trong quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe.
- Áp dụng các kỹ thuật phục hồi chức năng vào cuộc sống: Nếu các kiến thức y khoa khác phần lớn là lý thuyết thì phương pháp chuyên ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng có thể ứng dụng vào đời sống rất cao bởi số lượng lý thuyết ít chủ yếu là thực hành các phương pháp, kỹ thuật điều trị.
- Cơ hội việc làm lớn: Sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng với đa dạng các vị trí công việc như làm việc tại bệnh viện công, các phòng khám, bệnh viện tư nhân đang dần xây dựng ngành Phục hồi chức năng. Đội ngũ nguồn nhân lực ngành Phục hồi chức năng hiện nay không đủ để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của mọi người như các tai biến xảy ra sau điều trị, tai nạn giao thông, người mắc các bệnh lý mãn tính nhiều. Ngày càng có nhiều các trung tâm chuyên về phục hồi chức năng được mở ra để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh.
- Mức thu nhập ổn định và ở mức cao: Với đa dạng các công việc có thể làm sau khi tốt nghiệp ngành Phục hồi chức năng nên ngành này được đánh giá có mức thu nhập ổn định. Bởi ngoài việc làm trong giờ hành chính tại các cơ sở y tế như bệnh viện, phòng khám ngoại trú hay tư nhân, các trung tâm phục hồi chức năng bạn có thể thực hiện thêm công việc hướng dẫn tập phục hồi chức năng tại nhà cho bệnh nhân với mức chi phí từ 200.000 – 300.000đ/ giờ hoặc ở các thành phố lớn thu nhập với những người có kinh nghiệm chuyên môn tốt có thể nhận được từ 500.000 – 600.000 đồng/ giờ.
>>> Tìm hiểu thêm: Thông tin tuyển sinh Cao đẳng Phục hồi chức năng mới nhất năm 2023
Phẩm chất cần có để theo học ngành Phục hồi chức năng
Khi làm công việc ngành Phục hồi chức năng bạn sẽ thường xuyên phải tiếp xúc với những bệnh nhân có tình trạng phức tạp và đa dạng ở các lứa tuổi nên bạn cần có những phẩm chất tốt để vượt qua được khó khăn, thử thách như:
Yêu nghề
Yêu nghề mới giúp bạn say mê tìm hiểu luôn muốn tích lũy kiến thức, kỹ năng ngành nghề để chăm sóc tốt hơn cho sức khỏe con người.
Nhẫn nại, có chí tiến thủ
Thời gian điều trị của bệnh nhân Phục hồi chức năng thường diễn ra trong quá trình dài nên cần có tính kiên trì, nhẫn nại để đồng hành cùng người bệnh chiến thắng lại bệnh tật. Ngoài ta cần tích cực học hỏi kiến thức nhằm rút ngắn thời gian điều trị lại.
Chính xác, tỉ mỉ
Công việc có liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người nên người thực hiện công việc ngành Phục hồi chức năng cần hết sức cẩn thận, thực hiện đúng kỹ thuật bài tập, áp dụng đúng phương pháp với từng trường hợp bệnh nhân.
Ngoài ra những người thực hiện công việc ngành Phục hồi chức năng cần có tinh thần trách nhiệm cao và đoàn kết cùng các đồng nghiệp để phối kết hợp điều trị cho bệnh nhân tốt nhất.
Với những lý do ở trên chắc hẳn bạn đã tìm được câu trả lời cho băn khoăn Có nên học Phục hồi chức năng không? Từ đó đưa ra quyết định đúng đắn trong tương lai.