Khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh bị nôn trớ
Đối với lần đầu làm mẹ thì tình trạng trẻ sơ sinh bị nôn trớ khiến nhiều bậc phụ huynh phải lo lắng. Dưới đây chúng tôi sẽ mách bạn những cách khắc phục tình trạng này nhé!
Tình trạng ho có đờm cũng là nguyên nhân khiến cho trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất dễ bị viêm đường hô hấp, dị ứng khi thay đổi thời tiết. Do hệ miễn dịch cùng sức đề kháng của bé còn rất yếu, hàng rào bảo vệ cũng chưa thực sự đảm nhận tốt vai trò nên các bé dễ bị khò khè, ho khan, ho có đờm, chảy nước mũi,… lâu ngày sẽ dẫn đến viêm họng, viêm mũi, tiểu phế quản, viêm phổi,…
Khi đó các mẹ sẽ nghe thấy bé thở khò khè có tiếng ran rít nguyên nhân một phần do đờm gây tắc đường dẫn khí và cản trở quá trình lưu thông không khí từ đo khi nuốt cũng rất khó khăn. Thường các bé sẽ có ho kèm theo có thể nhiều hoặc 1 vài tiếng vì thế trẻ nhỏ chưa biết cách để đẩy đờm ra ngoài nên đờm có thể vẫn còn và chưa hết từ đó khiến cho bé cảm thấy khó chịu dễ bị kích ứng, tạo cảm giác buồn nôn để nôn đờm ra ngoài.
Theo trang tin tức dịch vụ in menu thống kê tình trạng trẻ sơ sinh nôn trớ hiện nay diễn ra rất phổ biến và nó bình thường còn hiện tượng này xảy ra liên tục trong ngày thì cha mẹ nên lưu ý.
Quá trình bé ho không khí cũng rất dễ theo vào làm mở cơ dưới của thực quản do đó thức ăn rất dễ bị đẩy lên và ra ngoài hình thành những đợt nôn trớ kèm theo. Để có thể giúp bé giảm nôn trớ mẹ cũng nên giải quyết hết các vấn đề liên quan đến hệ hô hấp cho bé. Nếu thấy bé có sốt, ho, đờm màu xanh, vàng, chảy nước mũi, khò khè ….thì khả năng bé đang bị viêm đường hô hấp, cần đưa bé đi khám để được điều trị kịp thời. Hơn thế nữa, các bậc phụ huynh có thể phòng tránh cho con bằng cách nhỏ nước muối sinh lý hàng ngày khi thấy hiện tượng con khò khè sau khi bé nôn lên mũi mẹ nên giữ ấm bằng cách xoa một ít tinh dầu vào buổi tối hoặc có thể cho bé uống tinh dầu thảo dược.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nôn trớ do đầy hơi và kém tiêu thường gặp do các bé tiêu hóa chậm tình trạng này thường thấy các biểu hiện như bé:
- Đầy hơi
- Chướng bụng
- Sợ bụng cứng
- Ít đi tiêu
- Xì hơi nhiều
- Nôn khan
- Bú mẹ không no
- Không muốn bú
- Chán ăn
- Biếng ăn.
Ngoài ra bé còn có thể có những biểu hiện khó chịu, quấy khóc đặc biệt vào buổi tối thì bé hay trằn trọc, vặn mình, khóc đêm, ngủ không ngon giấc…… Nếu bé gặp vấn đề kém tiêu thì bé dễ bị đầy hỏi làm dạ dày của bé chứa nhiều không khí vì thế khi bé bú thường dễ xuất hiện biểu hiện buồn nôn, bú mẹ nửa chừng, ọc sữa, nôn ra đột ngột hoặc sau khi ngủ dậy bé nôn ra nhiều cặn sữa mùi hơi chua (sữa chưa được tiêu hóa hết).
Đối với những trường hợp này thì cách tốt nhất có thể giúp bé giảm được tình trạng đầy hơi, khó tiêu mẹ cần lưu ý chế độ dinh dưỡng và tránh ăn những loại thực phẩm khiến cho bé khó tiêu. Bởi mẹ ăn gì thì con bú cái ấy, đối với chế độ ăn dặm cũng nên lựa chọn thực phẩm giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa nên cho bé ăn thức ăn đặc hơn, và chia thành nhiều bữa nhỏ. Cụ thể, mẹ nên mat-xa toàn thân cho bé, đặc biệt là phần bụng để có thể giúp cho bé tiêu hóa được tốt hơn.
Trẻ sơ sinh bị táo bón cũng có thể khiến trẻ gặp nhiều vấn đề về tiêu hóa đồng thời trẻ thường sẽ nôn ra những gì mình ăn được trong thời gian này. Các bậc cha mẹ cũng không nên lo lắng bởi trẻ đi cầu trơn tru thì hiện tượng nôn trớ cũng sẽ biến mất.
Nhiều bậc phụ huynh lo lắng không biết trẻ sơ sinh bị nôn trớ phải làm sao? Nếu như cha mẹ thấy con có biểu hiện nôn trớ liên tục, dồn dập, liên tiếp trong ngày, hãy nghĩ ngay đến tình huống ngộ độc thức ăn, nước uống hoặc thuốc.
Bởi tình trạng buồn nôn, nôn là biểu hiện đặc trưng khi bị ngộ độc cấp kèm theo đó chính là một số biểu hiện khác như: phát ban, sốt, tiêu chảy, co giật,… Ngay lập tức, cha mẹ phải đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí ban đầu và được chăm sóc.
Vậy cha mẹ đã nắm rõ được những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nôn trớ rồi chứ? Hy vọng thông tin trên sẽ giúp ích cho các bậc cha mẹ chăm sóc con một cách tốt nhất.