Vacxin là gì? Cơ chế hoạt động của vacxin ra sao?
Bạn đã từng được nghe đến vacxin, thậm chí là tiêm vacxin ngay từ khi còn nhỏ nhưng lại không biết vacxin là gì và cơ chế hoạt động của vacxin như thế nào? Có mấy loại vacxin hiện nay?
Vacxin là gì? Cơ chế hoạt động của vacxin
Bạn Nguyễn Trung Đức, sinh viên đang theo học tại Cao đẳng Dược Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: “Vacxin được biết đến là một loại chế phẩm. một loại thuốc đặc biệt có tính kháng nguyên dùng để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động. Vacxin có tác dụng tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một số loại tác nhân gây bệnh cụ thể.”
Có thể bạn chưa biết, vacxin được làm từ chính những vi sinh vật (hoặc từ một phần cấu trúc) đã bị chết hoặc đã bị làm suy yếu đi. Do vậy mà vacxin không có khả năng gây bệnh cho cơ thể.
Vacxin hiện nay rất phổ biến, giúp giảm tình trạng nhiễm bệnh và tình trạng bệnh
Vắcxin thực chất không phải là thuốc điều trị bệnh mà nó chính là bản thân của virus hoặc một phần của virus đã được nuôi cấy. Vậy chúng ta truyền virus này vào cơ thể người để làm gì?
Cơ thể con người có sẵn hệ miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Nghĩa là, khi một loại virus lần đầu tiên xâm nhập vào cơ thể thì hệ miễn dịch sẽ có nhiệm vụ sinh ra các kháng thể để tiêu diệt loại virus này.
Thành phần của Vắc-xin
- Kháng nguyên: Thành phần kháng nguyên sẽ giúp kích thích phát triển hệ miễn dịch cụ thể
- Các chất ổn định (stabilizer): Để đảm bảo đặc tính của của các kháng nguyên, các chất ổn định thường là: sucroza, lactoza (đường sữa), albumin, mononatri glutamat (mì chính).
- Các chất bảo quản: Chất bảo quản có tác dụng khử trùng, đây là chất phổ biến nhất bao gồm một hợp chất thủy ngân hữu cơ, rất độc, hàm lượng thiomersal không được quá 50mcg trong 1 liều.
- Tá dược: Thành phần của vắc xin thường là nhôm để tăng khả năng kích thích miễn dịch của kháng nguyên.
Vacxin và cơ chế hoạt động của chúng
Hệ miễn dịch của cơ thể sẽ nhận diện vacxin là vật lạ nên hủy diệt chúng và “ghi nhớ” chúng. Sau này, khi tác nhân gây bệnh thực thụ xâm nhập vào cơ thể thì hệ miễn dịch của bạn đã ở trong tư thế sẵn sàng để tấn công lại các tác nhân gây bệnh một cách nhanh chóng và vô cùng hữu hiệu.
Có những loại vacxin nào?
Vacxin được chia thành ba loại đó là vacxin bất hoạt (vacxin chết); vacxin sống, giảm động lực và các “toxoid”.
Vacxin bất hoạt (vacxin chết): là các vi sinh vật độc hại bị giết bằng các loại hóa chất hay bằng nhiệt. Chẳng hạn như các vacxin chống cúm, tả, dịch hạch và viêm gan siêu vi A. Tuy nhiên, hầu hết các loại vacxin này chi có thể đáp ứng miễn dịch không hoàn toàn và ngắn hạn, do vậy, cần phải tiêm vacxin lặp đi lặp lại nhiều lần.
Vacxin được chia thành 3 loại
Vacxin sống, giảm động lực: đây là các vi sinh được nuôi cấy trong những điều kiện đặc biệt nhằm mục đích làm giảm tính độc hại của chúng. Vacxin điển hình loại này có thể đáp ứng miễn dịch dài hạn và chủ yếu dùng cho đối tượng là người lớn khỏe mạnh. Có thể bạn chưa biết, các loại vacxin ngăn ngừa bệnh sốt vàng, sởi, hay quai bị đều thuộc loại này.
Các “toxoid”: đây là hợp chất bị bất hoạt, được trích ra từ các vi sinh vật (trong tình huống đây là phương tiện giúp vi sinh vật gây bệnh). Chẳng hạn như các vacxin ngừa uốn ván và bạch hầu.
Hiện nay ngoài 6 loại vắc-xin trong tiêm chủng dành cho đối tượng trẻ em là: vắc xin ngừa lao, uốn ván, ho gà, bạch hầu, bại liệt và sởi thì đã có thêm các loại vắc-xin khác như: vắc-xin viêm gan B, viêm não Nhật Bản B, vắc-xin phòng nhiễm Hemophilus influenza (HIB), não mô cầu, quai bị, rubella, dại, tiêu chảy do Rotavirus, thủy đậu…
Vacxin mang lại lợi ích và có những hạn chế gì?
Cô Trần Anh Thu, giảng viên Cao đẳng Dược Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ: “Có thể thấy rằng, trước khi vacxin xuất hiện, những căn bệnh như bạch hầu, uốn vám, lao, ho gà, viêm màng não Nhật Bản,…đã khiến rất nhiều người tử vong, trong đó số lượng tử vong ở trẻ nhỏ là tương đối lớn. Và từ khi nghiên cứu ra các loại vacxin thì trẻ em đã được bảo vệ một cách tốt hơn và tránh được khá nhiều căn bệnh nguy hiểm.”
Nhiều người vẫn hay cho rằng tiêm chủng vắc-xin chỉ dành cho trẻ nhỏ và không cần thiết với người lớn. Tuy vậy, theo các chuyên gia y tế hàng đầu thì cho đến nay hàng triệu người lớn trên thế giới vẫn có nguy cơ mắc một số bệnh nguy hiểm nếu không được tiêm chủng để phòng ngừa từ vắc xin.
Ngày nay nhờ sự tiến bộ của khoa học, lĩnh vực y tế đã nghiên cứu và cho ra nhiều loại vắc xin phòng chống bệnh hiệu quả cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ phổ biến như bại liệt, uốn ván, viêm màng não mủ
Vacxin mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng có một số hạn chế
Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích thì vacxin cũng có một số hạn chế, được tập trung thành hai nhóm chính là hiệu quả kém và có các tai biến đi kèm.
- Hạn chế về hiệu quả của vacxin: Một số vacxin đem lại hiệu quả cao nhưng một số vacxin lại không thể đem lại hiệu quả như mong muốn. Bên cạnh đó, hiệu quả vacxin còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời gian bảo vệ, hệ miễn dịch khó có thể chống lại tất cả mọi tác nhân và các tác nhân cấu tạo nên vacxin có thể gặp hạn chế kìm hãm sự pahrn ứng bảo vệ.
- Dùng vacxin có thể gây ra một số tai biến: Vacxin sống, giảm động lực có thể gây bệnh cho những người bị suy giảm miễn dịch hay nguy cơ phục hồi của những tác nhân vi sinh. Ngoài ra, dùng vacxin còn có nguy cơ nhiễm các tác nhân gây bệnh khác vào trong chế phẩm vacxin.
Hy vọng rằng với những chia sẻ ở trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về vacxin, cơ chế hoạt động của chúng cũng như những lơi ích hay hạn chế có thể gặp phải khi sử dụng vacxin.
Nhờ có vắc-xin, Việt Nam đã ngừa được nhiều căn bệnh nguy hiểm như bại liệt, uốn ván, bại não… tuy nhiên các công tác thực hiện tiêm chủng ở nước ta vẫn chưa giải quyết được một số hạn chế trong nâng cao chất lượng dịch vụ đối với bệnh nhân. Bộ Y tế khuyến cáo người dân nên chọn tiêm chủng ở các cơ sở y tế bệnh viên uy tín, có chất lượng tốt.