26 Tháng Mười Một, 2024

Đại tướng Nguyễn Quyết – nhà quân sự, chính trị tài ba

Đại tướng Nguyễn Quyết - Nhà quân sự tài ba

Đại tướng Nguyễn Quyết - Nhà quân sự tài ba

Đại tướng Nguyễn Quyết hiện là phó chủ tịch nước lớn tuổi nhất thời bấy giờ, ông còn được nhắc đến với nhà hoạt động Cách Mạng, nhà quân sự, chính trị của Việt Nam. Để tìm hiểu những thông tin liên quan, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

1. Tiểu sử Đại tướng Nguyễn Quyết

Đại tướng Nguyễn Quyết tên thật là Nguyễn Tiến Văn. Ông sinh năm 1922 tại xã Chính Nghĩa, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên. Hiện nay, ông là nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, nguyên Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước. Với nhiều cương vị khi tham gia hoạt động ở độ tuổi 70 thì ông đã đóng góp rất nhiều ở giai đoạn lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thế kỷ 20.

Đại tướng Nguyễn Quyết - Nhà quân sự tài ba
Đại tướng Nguyễn Quyết – Nhà quân sự tài ba

Từ nhỏ, đại tướng Nguyễn Quyết vốn được đánh giá là có bản tính chăm chỉ, thông minh, điềm đạm, ngay thẳng nên được nhiều người yêu quý. Dẫu vậy, cuộc sống quê hương nghèo khó nên ở tuổi 15 thì ông đã rời Hà Nội để đi tìm công việc phù hợp. Khi đó thì ông đã xin được công việc thư ký kiêm phát hành báo cho Báo Đuốc Tuệ, của Trung tâm Phật giáo Bắc Kỳ, hiện có trụ sở ở chùa Quán Sứ. Khi làm việc tại đây thì ông có dịp tiếp xúc với nhiều người ở nhiều tầng lớp và giới khác nhau.

Đó cũng là thời điểm phát triển mạnh các cuộc vận động dân chủ do Đảng Cộng sản Đông Dương, Nguyễn Quyết đã bị cuốn vào các hoạt động của phong trào này. Có cơ hội tiếp xúc với người lao động, công nhân thì ông đã thấu hiểu được hoàn cảnh của họ. Từ đó ông nhận ra rằng, dù ở nông thôn hay thành thị mà bị mất nước thì đều bị thực dân và tay sai đè nén, bóc lột và áp bức, chịu đựng sự bất bình đẳng.

Vào ngày kỷ niệm Quốc tế Lao động 1-5-1938, Đảng Cộng sản Đông Dương đã tổ chức một cuộc mít tinh lớn diễn ra tại khu vực Nhà Đấu xảo Hà Nội, trong đó có sự tham gia của hàng vạn người. Được góp mặt trong hàng ngủ người tham gia cuộc mít tinh khổng lồ ấy, Nguyễn Quyết có tâm trạng háo hức khi lần đầu tiên chứng kiến sức mạnh có khả năng “dời non, lấp biển” của quần chúng nhân dân dưới sự tổ chức, lãnh đạo của Đảng.

>>> Tham khảo thêm: Đại tướng Văn tiến Dũng dũng trí, mưu lược, tài cao

Tuy nhiên thì phong trào này đã bị thực dân Pháp đàn áp, bản thân bí mật theo dõi và ông phải trở về quê hương. Trở lại lần này thì Nguyễn Quyết đã gặp lại đồng chí Nguyễn Văn Tích (tức Tạo) – một đảng viên cộng sản là cán bộ Liên tỉnh B (gồm các tỉnh: Hưng Yên, Thái Bình, Hải Dương, Kiến An…). Tại đây thì ông đã được giao nhiệm vụ vận động quần chúng xây dựng phong trào phản đế diễn ra tại huyện Kim Động. Trong thời gian ngắn thì Nguyễn Quyết đã vận động được rất nhiều người tham gia hoạt động đoàn thể gồm nông dân, thanh niên và phụ nữ phản đế…

Dù sinh ra tại vùng nông thôn nhưng sự nỗ lực, cộng với sự giúp đỡ của các đồng chí có kinh nghiệm trong hoạt động phong trào công nhân, đồng chí Cuối tháng 8-1943, 3 năm tuổi đảng, 21 tuổi đời, đồng chí Nguyễn Quyết nhanh chóng hòa nhập được với anh chị em công nhân. Ông đã móc nối thành lập chi bộ để giác ngộ công nhân đang cư trú ngoại thành, từ đó bắt mối vào các cơ sở sản xuất, nhà máy trong nội thành.

Luôn xông xáo trong mọi việc cùng với sự thận trọng thì ông cùng với đồng chí thành lập các cơ sở mới ở nội, ngoại thành Hà Nội, tích cực làm công tác phát triển đảng. Từ đó đã phát triển phong trào cách mạng ở Hà Nội, tạo ra sự đột biến trong thời kỳ tiền khởi nghĩa.

Năm nay, Đại tướng Nguyễn Quyết đã tròn 102 tuổi đời, trong đó có 84 năm tuổi Đảng. Ông được đánh giá là cán bộ, đảng viên gương mẫu thực hiện nhiệm vụ, luôn đặt lợi ích chung của dân tộc, đảng với quân đội lên trên. Dù có khó khăn, thử thách nhưng ông một lòng hướng về Đảng. Với tính cách cương trực, luôn xông xáo trong mọi việc, đối diện thử thách khó khăn đạt được mục tiêu.

2. Sự nghiệp Nguyễn Quyết gắn bó cách mạng

Với những đóng góp trong công tác vận động quần chúng, ông được kết nạp đảng năm năm 1940, khi ông vừa tròn 18 tuổi. Đồng thời được phân công phụ trách Bí thư Thanh niên phản đế huyện Kim Động.

Cuối tháng 8-1943: đồng chí Nguyễn Quyết được chỉ định tham gia Ban Cán sự Đảng Hà Nội bởi Xứ ủy Bắc Kỳ, với nhiệm vụ xây dựng căn cứ ngoại thành và công tác công vận (vận động công nhân).

Mùa hè năm 1944: đồng chí được triệu tập tham dự một lớp học quân sự diễn ra ở tỉnh Thái Nguyên gần 1 tháng để chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa. Sau đó thì ông trở thành Thành ủy phân công phụ trách công tác quân sự. Sau đó vài tháng thì ông được chỉ định làm Bí thư Thành ủy Hà Nội thay đồng chí Lê Quang Đạo do bị lộ nên Trung ương điều đi nhận nhiệm vụ khác.

Đại tướng Nguyễn Quyết tại phòng riêng cực kỳ giản dị
Đại tướng Nguyễn Quyết tại phòng riêng cực kỳ giản dị

Từ năm 1946 đến năm 1950: Ông trở thành Chính trị viên, và Chính ủy Trung đoàn 108, phụ trách chiến trường chính của Liên khu 5, mặt trận Quảng Nam – Đà Nẵng. Ông sử dụng lực lượng chủ lực để với Tỉnh ủy, lãnh đạo quân và dân chiến đấu dũng cảm, lập chiến công oanh liệt ngay từ những ngày đầu toàn quốc kháng chiến.

Cuộc chiến Đông – Xuân 1953 – 1954: đồng chí Nguyễn Quyết trở thành 1 trong bộ ba chỉ huy chiến dịch được phân công trực tiếp chống chiến dịch Át-lăng.

Sau khi Hiệp định Geneve năm 1954 được ký kết, đồng chí Nguyễn Quyết được điều về làm Chính ủy Sư đoàn 305, đưa đơn vị ra miền Bắc tập kết.

Năm 1955, Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam điều chỉnh biên chế tổ chức với lực lượng cho phù hợp với tình hình mới. Khi đó đã giải thể Liên khu 3 để thành lập Quân khu Tả Ngạn và Quân khu Hữu Ngạn, còn đồng chí Nguyễn Quyết được điều về trở thành quyền Chính ủy rồi Chính ủy Quân khu Tả Ngạn.

Từ cuối thập niên 70 đầu thập niên 80 của thế kỷ XX: thượng tướng Nguyễn Quyết đã trở thành “chủ soái” của ông trong phong trào “làm giàu, đánh thắng”, “vươn ra Biển Đông làm giàu, đánh thắng” ở Quân khu 3.

Năm 1986, Nguyễn Quyết được điều về nhận nhiệm vụ mới, là Phó chủ nhiệm rồi Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị.

>>> Tham khảo thêm: Tiểu sử Đại tướng Trần Văn Trà với gia đình, sự nghiệp

3. Giải thưởng của đại tướng Nguyễn Quyết

Với những cống hiến xuất sắc cho cách mạng và quân đội, đồng chí Nguyễn Quyết đã được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý:

  • Huân chương Sao vàng
  • Huân chương Hồ Chí Minh
  • Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng
  • Huân chương Quân công hạng Nhất
  • Huân chương Chiến công hạng Nhất
  • Huân chương Chiến thắng hạng Nhất
  • Huân chương Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước hạng Nhất

Và nhiều huân, huy chương, huy hiệu và danh hiệu cao quý khác.

Bài viết trên đây giúp bạn tìm hiểu thêm thông tin về Đại tướng Nguyễn Quyết với những đóng góp vô cùng quý giá đối với cách mạng. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật thông tin hữu ích khác nhé.

Rate this post