4 Tháng Mười Một, 2024

Tìm hiểu lịch sử di cư của người Hoa ở Việt Nam

Ở Việt Nam, người Hoa đứng thứ 9 theo xếp hạng dân số các dân tộc Việt Nam. Theo đó, những năm trước đây người Hoa cũng có lịch sử thăng trầm. Cùng tìm hiểu lịch sử di cư của người Hoa ở Việt Nam qua bài viết dưới đây.

Lịch sử di cư của người Hoa ở Việt Nam

Có các đợt di cư lớn được tạm thống kê theo 4 giai đoạn như sau:

– Từ thế kỷ thứ III trước Công nguyên, từ đầu thời kỳ Bắc thuộc, người Trung Quốc di cư vào Việt Nam.

– Nhà Nam Minh bị sụp đổ vào thế kỷ XVII tại Trung Quốc. Người Hoa đã bỏ quê hương di dân sang vùng Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam bằng con đường biển vì họ không thần phục nhà Thanh. Ngày ấy người Tàu là tên gọi mà người dân miền Nam Việt Nam đặt cho họ.

– Người Pháp tạo điều kiện cho người Hoa vào định cư ở Sài Gòn, Chợ Lớn vào đầu thế kỷ XIX. Theo các đợt tuyển mộ phu đồn điền của người Pháp, người Hoa thực hiện di cư sang Việt Nam.

– Để lánh nạn đế quốc Nhật Bản xâm chiếm Trung Hoa thì một số lượng người Hoa từ Quảng Đông chạy sang Việt Nam vào thời gian từ 1939-1945. Khi Quốc dân Đảng thua ở lục địa vào năm 1949 thì tiếp tục một số lượng người Hoa lại chạy sang Việt Nam.

nguoi-hoa-co-4-giai-doan-di-cu
Người Hoa có 4 giai đoạn di cư

Xem ngay: Lịch sử chùa Tam Chúc để biết thêm thông tin

Trong suốt 2000 năm ấy thì Trung quốc cũng gặp rất nhiều biến cố như chiến tranh, thanh trừng của triều đình mới hoặc phản loạn, tù binh bỏ trốn triều đình, tù binh bị bắt được sau những lần chiến tranh xâm lược các triều đình Việt Nam nên dân di cư sang Việt Nam cũng nhỏ lẻ. Họ sang Việt Nam lấy vợ và đồng hóa chứ không quay trở lại quê hương nữa. Thêm nữa là các cộng đồng thương nhân sang buôn bán và ở lại nên số lượng người Hoa khá đông đảo.

Lịch sử thăng trầm của người Hoa

Giai đoạn trước năm 1945, 3 mặt hàng quan trọng nhất là gạo, muối và rượu là những sản phẩm mà chính quyền thuộc địa Pháp giành độc quyền buôn bán. Lợi nhuận thu về từ 3 mặt hàng này là vô cùng lớn. Việc buôn bán này đa phần người Pháp dành cho tư nhân đặc biệt là người Hoa. Người Hoa cũng kiếm được không ít lợi nhuận từ việc buôn bán thuốc phiện. Từ đó tạo nguồn lực cho việc họ khống chế kinh tế miền Nam cho tới thập niên 1980.

Từ trước năm 1949, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tuyên bố sẽ bảo vệ những công dân người Hoa ở ngoài lãnh thổ, có quyền can thiệp vào các quốc gia khác để bảo vệ công dân của mình. Người Hoa ở Việt Nam lúc này vẫn giữ quốc tịch Trung Quốc. Cho tới thập kỉ 1950, chính phủ Trung Hoa Dân quốc mới thu hồi tuyên bố trên.

Giai đoạn 1950-1975 hai chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thống nhất về việc quyền quản lý con người của công dân Trung Hoa tại Việt Nam. Theo đó, Việt Nam sẽ quản lý và công dân người Hoa được hưởng đầy đủ quyền lợi như công dân Việt Nam. Sau đó bỏ dần quốc tịch Trung Quốc để thành công dân chính thức của Việt Nam sẽ kéo dài nhiều năm.

Năm 1970, tại các trường học của người Hoa, chính phủ bắt đầu giảm các bài học lịch sử và ngôn ngữ. Mục đích của việc này là để giảm khả năng thao túng tiềm tàng của Trung Quốc đối với người Hoa. Tại các thành phố Hà Nội và Hải Phòng cũng đã dần mất đi các biển hiệu bằng tiếng Trung.

Thiên Địa hội đã phát triển khá mạnh ở thành thị và thôn quê 6 tỉnh Nam Kỳ từ đầu thế kỷ XX tại các tỉnh phía Nam. Người Hoa sang đây buôn bán rất nhiều chủ yếu là nông sản và lúc gạo. Trong suốt thời kỳ Pháp thuộc và chế độ cũ trước năm 1975, họ vẫn phát triển mạnh ở đây.

Diễn biến lịch sử có nhiều phức tạp bắt đầu xảy ra vào năm 1977. Tình hình chiến sự biến giới Tây Nam căng thẳng, lạm phát lên tới 80%. Lúc này, người Hoa bắt đầu đòi chống đối biểu tình đòi giữ quốc tịch Trung Quốc. Chính phủ Việt Nam bắt đầu mạnh tay hơn với người Hoa. Khoảng 30.000 doanh nghiệp lớn nhỏ của Hoa kiều bị quốc hữu hóa vào tháng 3, 4 của năm 1978. Nhà nước thắt chặt kiểm soát nền kinh tế, lúc này đa số tư sản Hoa kiều bị hủy bỏ.

nguoi-hoa-trai-qua-nhieu-bien-co
Người Hoa trải qua nhiều biến cố

Click ngay: di tích lịch sử Đồng Nai để biết thêm thông tin

Người Hoa bắt đầu rời Việt Nam bởi lúc này quan hệ Việt – Trung xấu đi. Ban đầu, họ di cư nhỏ lẻ, cho đến những năm 1978-1979 thì họ di cư ồ ạt bằng những bờ biển của các nước láng giềng.

Vào năm 1986, để giảm xung đột với Trung Quốc chính sách khoan hòa với người Hoa đã được đưa ra khiến cho sự kỳ thị chống người Hoa đã giảm rõ rệt. Để đảm bảo văn hóa của người Hoa tại Việt Nam được giữ gìn, chính phủ Việt Nam đã bắt đầu chính sách hỗ trợ.

Đến cuối thế kỷ XX – đầu thế kỷ XXI, người Hoa cũng dần lấy lại một số ảnh hưởng kinh tế ở Việt Nam. Họ đã có sự hòa nhập với cuộc sống ở Việt Nam, tự xem mình là người Việt và được công nhận trong 54 dân tộc Việt Nam.

Trong việc xử lý các sự vụ bất đồng – tranh chấp (nếu có phát sinh, với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa) thì người Hoa đã có sự ủng hộ quan điểm chính phủ Việt Nam nhiều hơn. Số ít thì có thái độ trung lập trong các sự việc giữa hai nước.

Lịch sử di cư của người Hoa ở Việt Nam đã trải qua bốn giai đoạn khác nhau. Tuy nhiên, cho tới thời điểm này họ vẫn sinh sống ở Việt Nam với một tinh thần tốt, hòa hợp giữa hai nước.

Rate this post