Tiểu sử cuộc đời đại tướng Nguyễn Chí Thanh
Nguyễn Chí Thanh là một người con của tỉnh Thừa Thiên Huế và sinh ra trong gia đình trung nông. Để hiểu biết nhiều hơn về thông tin của đại tướng Nguyễn Chí Thanh thì bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Tiểu sử đại tướng Nguyễn Chí Thanh
Tên thật của ông là Nguyễn Vịnh sinh ngày 1/1/1914. Quê quán ở làng Niêm Phò, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Xuất thân từ một gia đình trung nông nên hồi nhỏ ông được đi học nhưng đến năm 14 tuổi khi cha qua đời, gia đình nghèo nên ông phải bỏ học và trở thành tá điền để kiếm sống, nuôi gia đình. Khi đi làm thuê và trực tiếp chứng kiến cảnh đồng bào bị áp bức bóc lột nên ông đã tiếp nối truyền thống yêu nước nồng nàn của cha ông và giác ngộ cách mạng sớm nên Nguyễn Chí Thanh đã sớm đi làm cách mạng.
Thời kỳ hoạt động cách mạng từ năm 1936 – 1939
Cho đến năm 1934 ông trực tiếp tham gia vào cách mạng trong phòng trào Mặt trận Bình dân.
Từ năm 1936 – 1938: Đồng chí đã tham gia vào những hoạt động trong các phong trào mặt trặn dân chủ do Đảng lãnh đạo.
Năm 1937 ông tham gia vào Đảng Cộng sản Đông Dương và sau đó lần lượt giữ các chức vụ như Bí thư chi bộ, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên. Trong mọi hoạt động thì đồng chí đều tham gia rất sôi nổi và nhiệt huyết của tuổi trẻ, đồng thời giác ngộ của một người Đảng viên mà bất chấp nguy hiểm, từ đó người dân yêu mến.
Khoảng đầu năm 1938 khi nắm giữ chức Bí thư Tỉnh Uỷ Thừa Thiên đồng chí Nguyễn Chí Thanh đã cùng với nhiều đồng chí khác tổ chức lãnh đạo các tầng lớp nhân dân trong tỉnh tích cực xây dựng và mở rộng mặt trận nhân dân chủ ở tỉnh nhà và tạo ảnh hưởng đến các tỉnh lân cận. Theo đó đồng chí Nguyễn Chí Thanh đã trực tiếp chỉ đạo xây dựng và hoạt động của Đoàn thanh niên Dân chủ Thừa Thiên Huế.
Đến cuối năm 1938 thì đồng chí Nguyễn Chí Thanh bị bắt giam bởi thực dân Pháp và bị giam cầm tại nhà lao Huế ở Lao Bảo, Buôn Ma Thuột… Mặc dù bị giam cầm nhưng đồng chí vẫn luôn giữ vững ý chí kiên cường, khí tiết của một người Cộng Sản không chịu khuất phục khi bị tra tấn, đàn áp của kẻ thù.
Từ năm 1941 – 1945: Thời kỳ chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa
Năm 1941: Khi đã vượt ngục tù và trở về với nhân dân, đồng chí Nguyễn Chí Thanh tiếp tục với hoạt động xây dựng cơ sở ở vùng đàm phá Cầu Hai thuộc huyện Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Sau đó khoảng một thời gian cùng với sự bám sát nhân dân thì đã xây dựng được cơ sở cách mạng trong quần chúng, dần dần khôi phục lại các cơ sở của Đảng đã bị địch đánh phá trước đó ở nhiều huyện trong tỉnh như Quảng Điền, Phong Điền, Phú Lộc và ở cả thành phố Huế.
Có thể thấy rằng đây chính là những năm tháng với quá nhiều khó khăn, thử thách nhưng đổi lại đã quyết định đến sự trưởng thành vượt bậc của các đồng chí và là thời gian chuẩn bị tốt cho cuộc khởi nghĩa giành lại chính quyền về tay nhân dân dưới sự lãnh đạo của lãnh tự Nguyễn Ái Quốc và Trung ương Đảng ta.
Vào tháng 8/1945 đồng chí Nguyễn Chí Tham thay mặt tổ chức Đảng ở Trung Kỳ tham gia vào hội nghị toàn quốc của Đảng ở Tân Trào. Ở hội nghị này đồng chí đã chính thức được bầu vào ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương, đặc biệt đây là lần đầu tiên đồng chí Nguyễn Chí Thanh được gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Bác Hồ vô cùng kính yêu. Sau hội nghị, đồng chí Nguyễn Chí Thanh được trung ương Đảng chỉ định làm Bí Thư xứ ủy Trung Kỳ.
Thời kỳ khán chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1964 – 1954)
Đây là quãng thời gian nổ ra cuộc kháng chiến toàn quốc, đồng chí Nguyễn Chí Thanh cùng với các đồng chí Xứ Uỷ lãnh đạo quân dân kiên cường để chống lại kẻ thù xâm lược.
Năm 1947 đồng chí Nguyễn Chí Thanh được tín nhiệm và cử làm bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên và sau đó là Bí Thư phân khu ủy Bình Trị Thiên.
Từ năm 1948 đến năm 1950 đồng chí tiếp tục được trung ương chỉ định làm Bí thư Liên khu ủy Liên khu IV, sau đó được đảm nhiệm các cương vị chủ nhiệm Tổng cục chính trị quân đội nhân dân Việt Nam Phó bí thư Tổng quân ủy khi được Trung ương điều động ra Việt Bắc.
Tháng 2/1950 đồng chí Nguyễn Chí Thanh cùng với đồng chí Hoàng Quốc Việt ủy viên ban Thường vụ Trung ương Đảng và đồng chí Nguyễn Lam cùng đảm nhiệm việc lãnh đạo đại hội đại biểu toàn quốc Tổng đoàn thanh niên Việt Nam diễn ra tại căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc. Tại đại hội thì đã quyết định đổi tên Tổng đoàn thanh Niên thành đoàn thanh niên Việt Nam. Bên cạnh đó thì mặt trận đoàn kết là nơi tập hợp mọi tầng lớp thanh niên trong nước để giúp đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đến thắng lợi hoàn toàn. Trong quá trình diễn ra đại hội đã bầu đồng chí Nguyễn Chí Thanh làm chủ tịch liên đoàn thanh niên Việt Nam. Đồng chí trở thành người anh thân thiết và vị chủ tịch đầu tiên của liên đoàn dẫn dắt tuổi trẻ Việt Nam từ Bắc vào Nam và ông cũng tích cực tham gia các phong trào thi đua như tăn g gia sản xuất và thực hành tiết kiệm, đẩy mạnh chiến tranh du kích và đấu tranh chính trị trong lòng dịch…
Thời kỳ xây dựng CNXH ở miền Bắc đấu tranh thống nhất đất nước nhà
Năm 1959 diễn ra Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng. Tại Đại hội này đồng chí Nguyễn Chí Thanh đã được bầu vào ban chấp hành trung ương Đảng được cử vào bộ chính trị và ban bí thư phụ trách Ban nông nghiệp của Đảng.
Cũng trong thời gian này đồng chí đã có sáng kiến đề xướng ra phong trào thi đua xây dựng hợp tác xã nông nghiệp từ mô hình xã Đại Phong được gọi là “ Gió Đại Phong”. Theo xu hướng từ phong trào này đã tạo ra thêm nhiều phong trào khác như trong công nghiệp và bắt đầu sớm nhất là nhà máy Duyên Hải và trong nhà trường bắt đầu từ trường Bắc lý và được gọi là Trống Bắc Lý trong quân đội nhân dân vào thời gian này có phong trào 3 nhất.
Đến năm 1964 đồng chí Nguyễn Chí Thanh được trực tiếp chỉ đạo cách mạng miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc trên cơ sở đó đã cùng cục đề xuất chủ trương, chiến lược, sách lược đúng đắn do chính Bộ chính trị và Hồ Chủ Tịch giao trách nhiệm, từ đó từng bước đưa cách mạng miền nam bước tiến lên giành được nhiều thắng lợi quan trọng.
Suốt thời gian công tác tại miền Nam thì đồng chí Nguyễn Chí Thanh ngoài việc tham gia vào cách mạng thì ông còn luôn quan tâm đến phong trào thanh thiếu nhi. Đồng chí cho nhiều ý kiến chỉ đạo quý báu trong đó có phong trào “ Năm xung phong” và bên cạnh đó đã trực tiếp tham gia các đại hội đoàn và đại hội LHTN giải phóng lập được nhiều những chiến công xuất sắc và tiêu diệt nhiều lính Mỹ.
Vào ngày 06/07/1967 đồng chí Nguyễn Chí Thanh từ trần sau một cơn đau tim nặng nề để lại biết bao thương tiếc cho đồng bào, đồng chí và thế hệ trẻ cả nước.
Hy vọng với thông tin Tiểu sử đại tướng Nguyễn Chí Thanh ở trên đã cung cấp thêm nhiều thông tin kiến thức cho bạn đọc. Hãy xem thêm nhiều các chính trị gia khác ở chuyên mục này nhé bạn.