28 Tháng Một, 2025

Tìm hiểu lịch sử ông Công ông Táo và ý nghĩa của ngày này

Cứ đến ngày 23 tháng chạp hàng năm là nhà nhà làm lễ ông Công ông Táo. Thế nhưng lịch sử ông Công ông Táo thì không phải ai cũng nắm rõ. Cùng tìm hiểu điều này ngay qua bài viết dưới đây.

Lịch sử ông Công ông Táo

Theo Lão giáo Trung Quốc, thần Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ. Thé nhưng, khi về Việt Nam đã được biến hóa thành sự tích “2 ông 1 bà” – vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc.

Theo nhiều người kể lại rằng. Trọng Cao là chồng của Thị Nhi. Họ sống với nhau rất hạnh phúc thế nhưng mãi mà chẳng có con. Cũng chính vì điều này mà Thị Nhi luôn bị Trọng Cao kiếm chuyện và xô xát dằn vặt.

Vào một hôm, từ chuyện nhỏ nhặt mà Trọng Cao gây gổ và đánh Thị Nhi rồi cong đuổi đi. Thị Nhi buồn tủi chạy ra khỏi nhà và lang thang ngoài đường. Trong lúc ấy, bà đã gặp được Phạm Lang. Hai người yêu thương nhau và trở thành vợ chồng. Trọng Cao ở nhà nghĩ lại những chuyện mình đã làm với vợ mà dằn vặt bản thân, không chịu được nên đã tức tốc lên đường đi tìm kiếm người vợ của mình là Thị Nhi.

trong-cao-den-an-xin-nha-thi-nhi
Trọng Cao đến ăn xin nhà Thị Nhi

Xem ngay: lịch sử sông Tô Lịch để biết thêm thông tin

Cao phải làm kẻ ăn xin dọc đường vì đi tìm mãi mà chẳng thấy vợ trong khi hết đã hết cả tiền và gạo. Trời xui, đất khiến thế nào ông lại ăn xin đúng nhà Nhi. Nhi sớm nhận ra người chồng cũ nên nhân lúc chồng mới đi vắng, nàng đã mời Cao vào nhà và nấu cơm cho Cao ăn. Đúng lúc ấy thì Phạm Lang lại về, nàng đã vội giấu Cao dưới đống rạ sau vườn vì sợ bị chồng nghi oan.

Nhưng thật không may, đêm ấy để lấy tro bón ruộng, Phạm Lang nổi lửa đốt đống rạ. Nhi thấy thế liền lao vào để cứu Cao ra. Phạm Lang thấy vợ thế cũng lao vào để cứu. Thế rồi, cả ba đều chết trong đám lửa ấy.

Thương tình cho 3 con người sống tử tế, tình nghĩa, Thượng đế phong cho làm vua bếp hay còn gọi là Định phúc Táo Quân. Phạm Lang là Thổ Công trông coi việc trong bếp, Trọng Cao Thổ Địa trông coi việc trong nhà, Thị Nhi là Thổ Kỳ trông coi việc chợ búa. Các vị táo này có nhiệm vụ là định đoạt may, rủi, phúc họa của gia chủ và ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong nhà.

Hàng năm, để báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong một năm đúng vào ngày 23 tháng Chạp là ngày Táo Quân lên chầu trời. Từ đó, Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho tất cả loài người.

Lễ vật cũng ông Công ông Táo

Trong ngày này, người dân sẽ chuẩn bị những lễ vật sau: Hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho Táo bà không có cánh chuồn, mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn. Những chiếc mũ này được trang trí rất cầu kỳ với họa tiết sắc màu sặc sỡ. Đôi khi, để tiện lợi thì dân gian hay làm tượng trưng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy.

Áo hay hia ông Công hàng năm cũng được thay đổi màu sắc dựa vào ngũ hành. Màu vàng thì dùng cho năm hành kim. Màu trắng năm hành mộc. Màu xanh năm hành thủy. Màu đỏ năm hành hỏa. Màu đen năm hành thổ.

Sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ thì đồ vàng mã bao gồm mũ, áo, hia, và một số vàng thoi bằng giấy này thì người dân sẽ đốt đi. Sau đó, bài vị mới cho Táo công sẽ được lập ra cho năm mới.

Khi chuẩn bị lễ cúng, gia đình cần bày tỏ lòng thành tâm, sự thành kính. Chúng ta cần tâm niệm rằng, nhờ có các vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ đã phù trợ cho gia đình trong suốt một năm đã qua được bình an và may mắn. Đây là một trong những nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người Việt. Qua đây, cũng cho chúng ta biết con người luôn cần hướng đến sự lương thiện.

Ý nghĩa ngày ông Công ông Táo

Các vị Táo có một vai trò vô cùng quan trọng trong mỗi gia đình. Họ mang tới phước lành, canh giữ ma quỷ, giữ bình yên trong ngôi nhà. 23 tháng chạp Táo quân lại cưỡi cá chép hóa rồng lên Thiên đình báo cáo tất cả việc làm của gia đình. Đến đêm Giao thừa, Táo quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc trông coi bếp lửa gia đình.

ong-cong-ong-tao
23 tháng chạp ông Công ông Táo lên chầu trời

Click ngay: lịch sử ông Hoàng Mười để biết thêm thông tin

Trong ngày này, chúng ta làm mâm cơm để bày tỏ lòng thành kính với các vị Táo suốt một năm qua đã bên gia đình. Đây cũng chính là dịp mà con cháu được quây quần bên nhau, trò chuyện suốt một năm qua đã làm được gì và chưa làm được gì.

Ngoài ra, trong ngày này, người Việt còn chuẩn bị thêm cả 2-3 con cá chép vàng. Cá chép như một phương tiện để giúp các Táo lên chầu trời và cũng là mang một ý nghĩa phóng sinh. Sau khi cúng xong, người dân sẽ mang cá ra phóng sinh ở sông, ao, hồ… Điều này như nói lên sự nhân ái, từ bi của người Việt.

Như vậy với bài viết trên chúng ta đã biết được về lịch sự ông Công ông Táo. Đây là một trong những nét đẹp văn hóa cần được duy trì và phát triển từ thế hệ này sang thế hệ khác.

1/5 - (2 bình chọn)