28 Tháng Một, 2025

Lịch sử chùa Tam Chúc và khám phá những điều đặc biệt

Chùa Tam Chúc là một ngôi chùa nổi tiếng ở miền Bắc thu hút du khách thập phương. Thế nhưng chắc hẳn ít ai trong chúng ta biết được lịch sử chùa Tam Chúc cũng như nơi đây có gì. Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.

Lịch sử chùa Tam Chúc

Truyền thuyết về “Tiền Lục nhạc – hậu Thất Tinh” là lịch sử liên quan đến ngôi chùa Tam Chúc. Truyền thuyết kể lại, trên dãy núi nằm ở hướng Tây Nam hướng về chùa Hương có 99 ngọn núi. Dân làng gọi là núi “Thất Tinh” vì có 7 ngọn núi gần với làng Tam Chúc nhất. Chùa “Thất Tinh” là tên gọi mà người dân đặt cho ngôi chùa này.

Bỗng nhiên trên 7 ngọn núi này lại xuất hiện những đốm sáng rất sống những ngôi sao đang tỏa sáng như ánh hào quang. Tất cả những ai nhìn thấy 7 ngôi sao này họ đều cố gắng lao tới chất củi đót nhiều ngày trên núi Thất Tinh hòng lấy được 7 ngôi sai ấy. Và rồi, sau nhiều ngày, 7 ngôi sao ấy đã có 4 ngôi sao bị mờ dần do đốt nhiều và chỉ còn lại 3 ngôi sao. Vì thế ngôi chùa “Thất Tinh” sau này được đổi tên thành chùa “Ba Sao” hay ngày nay còn gọi là Chùa Tam Chúc.

chua-tam-chuc-co-dien-tich-144-hec-ta
Chùa Tam Chúc có diễn tích 144 héc-ta

Xem ngay: di tích lịch sử ở Hà Nội để biết thêm thông tin

Chùa Tam Chúc là một ngôi chùa thuộc Khu du lịch quốc gia Tam Chúc. Tại nơi đây du khách có thể ghé qua kết hợp du lịch tâm linh, nghỉ dưỡng, sinh thái và nhiều dịch vụ khác. Tới đây, tại Việt Nam sự liên kết Chùa Hương (Hà Nội), Chùa Tam Chúc (Hà Nam), và Chùa Bái Đính (Ninh Bình) sẽ trở thành tuyến du lịch tâm linh lớn nhất cả nước.

Trong tổng số diện tích 5.100 héc-ta, chùa Tam Chúc chiếm 144 héc-ta. Chùa Tam Chúc được nhắc đến với một vẻ đẹp hùng vĩ và cảnh quan vô cùng đặc biệt với mặt hướng Hồ Tam Chúc với 6 hòn đảo đá nổi lên trên mặt hồ, lưng tựa Núi Thất Tinh. Không khí ở đây vô cùng thanh bình, tĩnh lặng tựa chốn bồng lai tiên cảnh bởi bao quanh chùa là những dãy núi đá vôi và rừng tự nhiên.

Chùa Tam Chúc thờ Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật A Di Đà, Phật Quan Âm cùng những vị quốc sư có công lớn trong việc phát triển Phật giáo Việt Nam như: Sư tổ Đạt Ma, Thiền sư Nguyễn Minh Không, Thiền sư Đỗ Pháp Thuận, Thiền sư Khuông Việt, Hòa thượng Thích Thanh Tứ.

Chùa Tam Chúc có gì?

Chùa Ngọc

Chùa Ngọc là công trình thuộc quần thể Chùa Tam Chúc. Chùa Ngọc hay còn gọi là Đàn Tế Trời tọa lạc trên đỉnh Núi Thất Tinh ở độ cao 200m so với mực nước biển. Khi đứng từ chùa Ngọc nhìn xuống bạn có thể thấy được toàn cảnh Tam Chúc. Trước mắt bạn là núi non hùng vĩ đẹp tựa bức tranh thủy mặc.

Ngôi chùa được xây dựng bằng 2.000 tấn đá khối granite đỏ xếp liền nhau mà không cần xi măng hay keo dính với chiều cao lên tới 15m. Đá này được chế tác tại Ấn Độ sau đó vận chuyển về Việt Nam và được xây dựng theo phong cách kiến trúc cổ.

Ở nơi đây có bức tượng Phật A Di Đà bằng hồng ngọc nặng đến 4,9 tấn. Loại đá quý này được nhập khẩu từ Myanmar. Ngay cạnh đó là tượng Quan Âm Tống Tử bằng bạch ngọc nguyên khối, là báu vật ở Chùa Quán Thế Âm Đà Nẵng nặng khoảng 5kg. là Để đến được với chùa thì bạn cần đi qua 299 bậc thang.

Điện Tam Thế

Điện Tam Thế nằm trên trục thần đạo Chùa Tam Chúc với độ cao 45m so với mực nước biển. Ngôi điện này được xây theo lối kiến trúc đình chùa đặc trưng của Việt Nam với 3 tầng mái cong. Đây là điện lớn có sức chứa tới 5.000 Phật tử hành lễ cùng một lúc.

Hàng cửa gỗ ở nơi đây được chạm trổ tinh xảo. Trong đó có ba pho tượng Tam Thế được đúc bằng đồng đen nặng tới 200 tấn đặt trước bức phù điêu hình lá bồ đề, tượng trưng cho quá khứ, hiện tại và vị lai.

Một chủ điểm đều nằm trong mỗi bức tường ở Điện Tam Thế. Những câu chuyện triết lý Phật giáo sẽ dần hiện ra trước mắt bạn, từ bánh xe Pháp Luân đến cõi Niết Bàn nếu như bạn đi từ trái sang phải theo đúng chiều kim đồng hồ.

Ngoài ra, trước cửa Điện Tam Thế còn trồng cây bồ đề được chiết từ cây bồ đề. Cây này là báu vật của đất nước Sri Lanka, do Chủ tịch Quốc hội Sri Lanka trao tặng lên tới 2.125 năm tuổi.

Điện Pháp Chủ

Điện Pháp Chủ nằm ngay bên dưới Điện Tam Thế. Pho tượng Phật Thích Ca Mâu Ni nổi bật ở chính điện  bằng đồng nguyên khối nặng 150 tấn. Những giai đoạn và bước ngoặt trong cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, từ khi Ngài đản sinh, thành đạo, thuyết pháp, cho tới khi nhập Niết Bàn được thể hiện ở 4 bức phù điêu lớn bao trùm các bức tường.

Điện Quán Âm

dien-quan-am
Điện Quán Âm

Click ngay: di tích lịch sử Đồng Nai để biết thêm thông tin

Nơi thờ Phật Quán Thế Âm Bồ Tát chính là Điện Quán Âm. Ở đây sẽ có những bức phù điêu nói về tấm lòng từ bi, hỉ xả của Đức Phật, khi Ngài phổ độ chúng sinh. Từ dó thể hiện qua các lần ứng thân để cứu rỗi con người thì Ngài phải trải qua vô số kiếp luân hồi.

Những bức tranh khắc họa những tích cổ trong Kinh Hoa Nghiêm, một bộ kinh tiêu biểu của Phật giáo cũng là điều đặc biệt có trong Điện Quán Âm.

Các bức phù điêu còn có chú dẫn 3 thứ tiếng: Việt, Anh, Phạn và được mã hóa. Tất cả các bức này đều được đúc tạc từ đá lấy từ miệng núi lửa Merapi ở Indonesia. Sau đó, dưới bàn tay của các nghệ nhân đảo Java đã tạo nên những bức phù điêu này.

Như vậy chúng ta đã biết được lịch sử chùa Tam Chúc qua bài viết này. Nếu yêu thích du lịch tâm linh thì chắc chắn bạn nên một lần ghé qua nơi đây.

Rate this post