Tìm hiểu biểu tượng và ý nghĩa Cờ Phát Xít Đức
5 min readCó lẽ ít ai biết được rằng biểu tượng chữ thập ngoặc trên lá cờ phát xít Đức trong Thế chiến thứ II chính là do ông trùm Adolf Hitler lựa chọn. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp tới bạn những thông tin hữu ích về cờ phát xít Đức và lịch sử hình thành của lá cờ này nhé.
Nguồn gốc của lá cờ phát Xít Đức
Sau khi trở thành người thống trị của Đảng quốc xã, Hitler luôn đau đáu ý định phải tìm kiếm một lá cờ với biểu tượng thích hợp để thể hiện rõ ý chí và đặc trưng. Và trong số những đề xuất về mẫu thiết kế, ông đã chấp nhận biểu tượng chữ thập ngoặc. Về màu sắc, Hitler chọn màu đỏ, trắng và đen.
Tìm hiểu thêm: phát xít nhật xâm lược nước ta vào năm nào
Tuy chưa từng giải thích về quyết định của mình, nhưng người ta cũng đã suy đoán về lý do Hitler chọn biểu tượng chữ vạn và 3 màu đen, trắng, đỏ làm biểu tượng. Đó có lẽ là sự ảnh hưởng của tư tưởng “người Aryan là cao quý” và học thuyết Darwin-xã-hội.
Chữ Vạn của Phật giáo
Có rất nhiều điểm giống nhau giữa cờ phát xít Đức và chữ Vạn của Phật giáo khiến nhiều người nhầm lẫn. Liệu Hitler có phải là người sùng đạo Phật trước khi gây ra tội ác khủng khiếp trong thế giới loài người.
Theo lịch sử thì chữ Vạn 卐 được biết đến khi Phật giáo du nhập vào Trung Quốc. Chữ Vạn là biểu tượng của Pháp luân ngụ ý nói nghiệp chướng và vòng luân hồi bất tận của con người.
Chữ Vạn là một trong ba mươi tướng tốt của Đức Phật và thường nằm ngay trước ngực của Ngài. Nó biểu thị công đức vô lượng của Đức Phật. Ở chính giữa tượng trưng cho Trung Đạo, có ý nghĩa giác ngộ vẹn toàn.
Theo nghiên cứu ở đại học tại Nhật thì chữ Vạn không phải chữ viết mà là một dạng kí hiệu. Kí hiệu này được xuất hiện từ thế kỉ thứ 8 trước Công Nguyên. Trong Ấn Độ giáo, chữ Vạn xoay bên trái biểu hiện cho nam tính thân và chữ vạn xoay bên phải biểu thị cho nữ tính thần.
Chữ Vạn và biểu tượng cờ phát xít Đức
Đối lập với tính từ bi hỉ xả của Đức Phật là sự phát xít tàn bạo của Đảng quốc Xã Đức. Kể từ khi Hilter thống trị nước Đức, chữ Vạn trong cờ phát xít Đức là biểu tượng đặc trưng cho sự thắng lợi vì một thế giới mới. Thế giới của một dân tộc Đức thượng đẳng. Tất cả các dân tộc khác đều trực thuộc sự cai trị của dân tộc Đức, trong đó nhân dân Do Thái là tầng lớp mạt hạng nhất.
Xem thêm: những bộ phim chiến tranh Mỹ Đức hay nhất
Cờ phát xít Đức qua từng mốc thời gian
Năm 1923, tác phẩm “Mein Kampf” được Hitler viết trong tù có đoạn: “Lá cờ mới phải là một biểu tượng của cuộc đấu tranh riêng của chúng ta, đồng thời có hiệu quả cao như một áp-phích tuyên truyền…. Màu trắng thể hiện tư tưởng dân tộc, biểu tượng Swastika thể hiện sứ mạng đấu tranh vì thắng lợi của người Aryan, đồng thời nói lên sự chiến thắng của tinh thần sáng tạo, một tinh thần đã và sẽ mãi mãi chống lại bọn Do Thái”.
Ngay sau khi thống trị nước Đức, lá cờ Swastika được Hitler chọn trở thành biểu tượng của cả nhà nước Quốc Xã và quân đội Quốc Xã. Kể từ đó, cờ phát xít bị coi là biểu tượng của quỷ dữ, của sự chết chóc, gắn với những tội ác khủng khiếp nhất của phát xít Đức trong lịch sử loài người. Thậm chí, sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, cờ Đức Quốc Xã là biểu tượng bị cấm ở nhiều nước Châu Âu.
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn có những thông tin hữu ích về cờ phát xít Đức cụ thể là ý nghĩa, nguồn gốc và quá trình hình thành qua từng giai đoạn lịch sử.