Việt Nam học là một ngành học có triển vọng lớn bởi quá trình hội nhập quốc tế đang không ngừng phát triển mạnh mẽ. Cùng tìm hiểu rõ hơn về ngành học này cũng như cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên sau khi ra trường.
Việt Nam học là ngành gì?
Ngay từ cái tên Việt Nam học, người học đã có thể hình dung đây là một ngành đào tạo tất cả lĩnh vực đến con người Việt Nam. Đó có thể là phong tục, tập quán của 54 dân tộc anh em Việt Nam, văn hóa giao tiếp của người Việt trong gia đình, công sở, trường học…, văn hóa ẩm thực, văn hóa trang phục hay lịch sử, văn học, kinh tế, chính trị… của Việt Nam.
Như vậy, khi trở thành sinh viên của ngành Việt Nam học, bạn sẽ có những kiến thức cơ bản về văn hóa, lịch sử và con người Việt Nam, từ đó đủ tự tin để truyền đạt và phổ biến những nét đẹp ấy tới bạn bè năm châu hay cho chính những người xung quanh bạn.
Ngành Việt Nam học ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hội nhập và toàn cầu hóa, góp phần đưa hình ảnh Việt Nam ra trường quốc tế. Dự đoán trong tương lai, đây sẽ là một ngành nghề hot và được nhà nước chú trọng phát triển.
Trong thời gian tới, ngành Việt Nam học chắc chắn sẽ thu hút lượng lớn sinh viên
Chương trình đào tạo của ngành Việt Nam học
Chương trình tin tức giáo dục và đào tạo của ngành gồm 2 hướng chính, là dành cho đối tượng người Việt Nam và người nước ngoài.
Đối với hướng Việt Nam học cho người Việt Nam, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội cũng như các kiến thức chuyên ngành như ngôn ngữ, văn hóa, lịch sử, kinh tế… Việt Nam. Ngoài ra, người học cũng được trau dồi các kỹ năng nghiệp vụ như du lịch, văn phòng, sư phạm, báo chí…
Đối với hướng Việt Nam học cho người nước ngoài, du học sinh cũng được học những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, và đặc biệt là kiến thức, kỹ năng ngôn ngữ như ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng tiếng Việt ở nhiều chuyên ngành như văn phòng, sư phạm, biên dịch, biên soạn từ điển…
Cơ hội nghề nghiệp của ngành Việt Nam học
Nhà Việt Nam học là người có kiến thức và có khả năng nghiên cứu, phân tích những vấn đề liên quan đến con người, đất nước Việt Nam. Trong quá trình làm việc, có thể thu hẹp phạm vi tìm hiểu hơn về Hà Nội học hay nghiên cứu chuyên sâu về một thành phố, vùng đất cụ thể hoặc một nét văn hóa đẹp nào đó như ẩm thực, trang phục, lễ cưới hỏi…
Ngoài làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu ở các viện, trung tâm hay cơ quan trên cả nước, cử nhân ngành Việt Nam học cũng có thể đảm nhiệm các vị trí, nghề nghiệp khác, tùy theo niềm đam mê và năng lực của bản thân dựa trên nền tảng kiến thức và kỹ năng đã có. Đó có thể là hướng dẫn viên du lịch, phóng viên, biên tập viên, giảng viên dạy tiếng Việt cho người nước ngoài hay làm việc cho các cơ quan, tổ chức quốc tế hoạt động vì Việt Nam.
Như vậy, cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên ngành Việt Nam học và tiếng Việt rất đa dạng, không chỉ bó hẹp trong việc nghiên cứu như nhiều người lầm tưởng.
Cơ hội cho cử nhân Việt Nam học vô cùng rộng mở
Một số trường đào tạo ngành Việt Nam học
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội là đơn vị đi đầu trong giảng dạy Việt Nam học và tiếng Việt với rất nhiều sinh viên quốc tế theo học. Sau thời gian 4 năm đào tạo, trải qua nhiều chương trình giao lưu, trao đổi văn hóa thú vị, sinh viên sẽ sở hữu tấm bằng cử nhân ngành Việt Nam học và có cơ hội việc làm rộng mở.
Rất nhiều trường đại học, cao đẳng trên cả nước cũng tuyển sinh ngành Việt Nam học và có chất lượng đào tạo tốt như: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP.HCM, Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đại học Văn hóa, Đại học Ngoại ngữ – Đại học Huế, Đại học Thủ đô Hà Nội, Đại học Vinh, Đại học Sư phạm TP.HCM, Đại học Lạc Hồng, Đại học Tôn Đức Thắng…
Với những thông tin về ngành Việt Nam học trên, hy vọng các bạn trẻ sẽ có thêm một định hướng và con đường đi mới, phù hợp và rộng mở cho mình.
Có thể bạn quan tâm: