X

Điểm lại 10 sự kiện lịch sử Việt Nam qua các năm Tỵ

Những sự kiện lịch sử là cột mốc quan trọng, bước ngoặt lớn trong công cuộc xây dựng và giữ nước. Dưới đây là 10 sự kiện lịch sử Việt Nam lẫy lừng qua các năm Tỵ để các bạn nắm được.

1. Năm Tân Tỵ (981) và bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên

Vua Đinh Tiên Hoàng và thế tử Đinh Liễn bị ám sát thì buộc Đinh Toàn lên ngôi ngay khi mới 6 tuổi. Nhân cơ hội đó, nhà Tống không ngừng đe dọa xâm lược. Cuối năm 1980, giặc chia thành nhiều mũi tấn công.

Sự kiện lịch sử Việt Nam đáng ghi nhớ

Sau khi bị đánh bại thì nhà Tống ra lệnh bãi binh. Quân dân Đại Cồ Việt ta đã giành thắng lợi rực rỡ. Đó cũng là sự ra đời của bài thơ huyền thoại “Nam quốc sơn hà” ra đời gắn liền với chiến công hiển hách của vua Lê Đại Hành trước sự xâm lược của quân Tống.

2. Năm Kỷ Tỵ (1149): Ra đời Thương cảng đầu tiên Việt Nam – Vân Đồn

Mùa xuân năm Kỷ Tỵ (1149), vua Lý Anh Tông lập trang Vân Đồng để đánh dấu thương cảng sớm trong lịch sử Việt Nam. Sau này nơi đây đã có ảnh hưởng đến Quảng Ninh nơi riêng, đất nước nói chung.

Với thương vụ làm ăn giúp cho cảng Vân Đồn phát triển mạnh, trở thành lớn ở phía Bắc đất nước suốt thời Lý, Trần và Lê sơ. Nơi đât chứng thực cho sự phát triển hoạt động ngoại thương của Đại Việt thời bấy giờ.

>>> Tham khảo thêm: Top 10 trận đánh hay nhất lịch sử thế giới tạo ra bước ngoặt lớn

3. Năm Đinh Tỵ (1257): Đánh đuổi quân Mông Nguyên

Năm 1257, quân Mông – Nguyên tràn xuống phương Nam xâm lược Đại Việt. Tuy nhiên họ sớm dừng bước trước sự dũng cảm của quân ta, trong đó có Trần Thủ Độ có vai trò quan trọng.

Với chiến thắng cuối năm Đinh Tỵ (1257), đất nước Đại Việt được hưởng mùa xuân thái bình. Đây là bàn đạp tinh thần và có lực lượng vững chắc để đối đầu với quân Nguyên trong hai lần xâm lược gần 40 năm sau.

4. Ất Tỵ (1305): Huyền Trân công chúa, người con gái đầu tiên qua Hải Vân Sơn

Huyền Trân Công chùa là con gái nước Đại Việt đầu tiên vượt qua cửa ải ngăn cách giữa hai nước Đại Việt và Chiêm Thành để theo chồng. Điều đó giúp cải thiện mối quan hệ hai nước bền chặt. Hôn nhân của hai người tổ chức năm Ất Tỵ (1305).

5. Quý Tỵ (1533): Lê Trung hưng- Triều đại dài nhất trong lịch sử các triều đại

Năm 1428 thành lập nhà Lê sơ, từ đó đất nước bước sang thời kỳ hưng thịnh. Tuy nhiên hai miền Nam – Bắc phân chia khiến cho rất nhiều cuộc đấu tranh diễn ra.

Sự kiện vua Lê Trang Tông lên ngôi năm Quý Tỵ (1533) ở Ai Lao trở thành vị vua đầu tiên và duy nhất trong các vua Việt lên ngôi hoàng đế ở nước ngoài.

6. Ất Tỵ (1785): Trận thủy chiến lẫy lừng trong lịch sử

Năm 1785 chứng kiến sự kiện lịch sử Việt Nam, là sự hiện diện quân đội Xiêm La trên đất nước Đại Việt. Đây là thất bại đau đớn của mộng Đông tiến dưới triều đình phong kiến ngoại bang.

Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút diễn ra nhanh chóng chỉ trong ngày 19/1/1785. Chỉ sau 1 ngày, khoảng 2 vạn quân Tây Sơn đánh tan 5 vạn quân Xiêm – Nguyễn, tiêu diệt 4 vạn quân Xiêm và hàng nghìn quân Nguyễn.

Sau đó, thế lực đội quân Tây Sơn càng hùng mạnh và mở rộng đến Bắc Hà, Phú Xuân, tạo điều kiện cho đất nước được thống nhất thành hình chữ S hoàn chỉnh ở triều đại nhà Nguyễn.

7. Năm Kỷ Tỵ (1929): Ra đời 3 tổ chức cộng sản

Năm 1929, phong trào công nhân, nông dân kết hợp với tầng lớp khác thành cách mạng dân tộc. Trong đó, người con ưu tú của giai cấp công nhân đứng ra thành lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên tại số 5D Hàm Long, Hà Nội. Ngày 17/6/1929 thành lập Đông Dương cộng sản Đảng rồi tháng 8 thành lập An Nam cộng sản Đảng.

Hang Pác Pó

3 tổ chức cộng sản hoạt động riêng và đả kích, tranh giành, ảnh hưởng nhau. Từ đó xuất hiện tổ chức cộng sản mới để hợp nhất. Ngày 3/2/1930. Nguyễn Ái Quốc đứng ra chủ trì cuộc họp tại Cửu Long (Hương Cảng – Trung Quốc) để hợp nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam.

8. Năm Tân Tỵ (1941): Bác Hồ về nước, trực tiếp chỉ đạo cách mạng

Mùa Xuân năm Tân Tỵ, ngày 28/1/1941, Nguyễn Ái Quốc đã bí mật về nước qua biên giới Việt – Trung thuộc Pắc Bó (Hà Quảng – Cao Bằng). Tại đây, Bác đã xây dựng căn cứ địa, chuẩn bị Hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại núi rừng Pác Bó hùng vĩ. Sau đó mở lớp huấn luyện công tác Đảng, quần chúng.

Với bản dịch từ cuốn “Lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô”, Bác dùng làm tài liệu quan trọng để huấn luyện.

>>> Tham khảo thêm: 10 di tích lịch sử ở Việt Nam nổi tiếng nhất hiện nay

9. Năm Đinh Tỵ (1977): Việt Nam là thành viên thứ 149 của Liên Hợp Quốc

Sau khi Việt Nam thống nhất đất nước 2 năm thì chúng ta bắt đầu thời kỳ hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế.

Ngày 20/9/1977, Việt Nam trở thành thành viên thứ 149 của Liên Hiệp Quốc. Sự kiện đó mở ra thời kỳ cho ngoại giao đa phương Việt Nam, có đóng góp quan trọng vào thành công vào công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ Quốc.

10. Năm Kỷ Tỵ (1989): Những năm đầu tiên của công cuộc đổi mới

Năm 1989, kinh tế Việt Nam đứng trước nhiều khó khăn về tình trạng thiếu hụt gạo, dựa vào viện trợ của các nước trên thế giới. Đảng ta đã vững tay lái chèo thuyền vượt qua sóng gió.

Đến nay, Việt Nam trở thành quốc gia thứ 3 về xuất khẩu gạo ra thế giới. Tình hình chính trị ổn định vượt qua khủng hoảng của Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Từ đó tạo tiền đề cho công cuộc đổi mới thắng lợi của dân tộc.

Trên đây là 10 sự kiện lịch sử Việt Nam là bước ngoặt lớn trong công cuộc gìn giữ và bảo vệ đất nước. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo để cập nhật những thông tin hữu ích.

Rate this post
Trang Nhung:
Related Post