X

Lịch sử Ông Nguyễn Phú Trọng – Người đốt lò vĩ đại

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cả một đời ông đã dành cho sự phát triển của đất nước. Lịch sử Ông Nguyễn Phú Trọng – Người đốt lò vĩ đại là điều ai cũng thán phục.

Lịch sử Ông Nguyễn Phú Trọng

Tiểu sử tóm tắt của đồng chí Nguyễn Phú Trọng

– Họ và tên: Nguyễn Phú Trọng

– Ngày sinh: 14/4/1944

– Dân tộc: Kinh

– Quê quán: Xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội

– 5/12/1967: Ngày được tuyển dụng làm cán bộ, công chức, viên chức.

– 19/12/1967: Ngày vào Đảng.  19/12/1968: Ngày chính thức.

– Trình độ  được đào tạo: Giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp hệ 10 năm

Chuyên môn nghiệp vụ: Tốt nghiệp Khoa Ngữ văn,

Đại học Tổng hợp Hà Nội (hệ 4 năm)

Học hàm, học vị: Giáo sư, Tiến sĩ Chính trị học

(chuyên ngành xây dựng Đảng)

Lý luận chính trị: Cao cấp

Ngoại ngữ: Tiếng Nga

– Khen thưởng: Huy chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, Huy chương Vì sự nghiệp báo chí, Huy chương Vì sự nghiệp văn hoá, Huy chương Vì sự nghiệp thế hệ trẻ, Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tạp chí Lý luận của Đảng,…

– Kỷ luật: Không

– Các khoá VII, VIII, IX, X, XI, XII giữ chức Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

– Các khoá VIII, IX, X, XI, XII giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị, tham gia Thường trực Bộ Chính trị khoá VIII.

– Các khoá XI, XII, XIII, XIV là Đại biểu Quốc hội.

Tóm tắt quá trình công tác

Ông giữ nhiều chức vụ quan trọng

Xem ngay: lịch sử di cư của người Hoa ở Việt Nam để biết thêm thông tin

1957- 1963: :Học trường phổ thông cấp II, cấp III Nguyễn Gia Thiều, Gia Lâm, Hà Nội.

1963-1967: Theo học tại Khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.

12/1967-7/1968: Cán bộ Phòng Tư liệu Tạp chí học tập (nay là Tạp chí Cộng sản).

7/1968-8/1973: Cán bộ biên tập Ban Xây dựng Đảng Tạp chí Cộng sản. Năm 1971 đi thực tập ở huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây. Từ năm 1969-1973 giữ chức Bí thư Chi đoàn Cơ quan Tạp chí Cộng sản.

8/1973-4/1976: Tại Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) là nghiên cứu sinh Khoa Kinh tế-Chính trị, Chi ủy viên.

5/1976-8/1980: Cán bộ biên tập Ban Xây dựng Đảng, Tạp chí Cộng sản, giữ chức Phó Bí thư chi bộ.

9/1980-8/1981: Tại Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc học Nga văn.

9/1981-7/1983: Thực tập sinh và bảo vệ luận án Phó Tiến sĩ (nay là Tiến sĩ) Khoa Xây dựng Đảng thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Liên Xô.

8/1983-2/1989: Phó ban Xây dựng Đảng (10/1983). Tháng 9/1987 giữ chức Trưởng Ban Xây dựng Đảng, Tạp chí Cộng sản. Từ tháng 7/1985-12/1988 giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy, rồi Bí thư Đảng ủy Cơ quan Tạp chí Cộng sản (12/1988-12/1991).

3/1989-4/1990: Ủy viên Ban Biên tập Tạp chí Cộng sản.

5/1990-7/1991: Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản.

8/1991-8/1996: Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản.

01/1994-đến nay: Các khoá VII, VIII, IX, X, XI, XII giữ chức Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

8/1996-02/1998: Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, kiêm Trưởng Ban cán sự Đại học và trực tiếp phụ trách Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội.

12/1997-đến nay: Các khoá VIII, IX, X, XI, XII giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

2/1998-1/2000: Phụ trách công tác tư tưởng-văn hoá và khoa giáo của Đảng.

8/1999-4/2001: Tham gia Thường trực Bộ Chính trị.

3/1998-8/2006: Từ tháng 3/1998-11/2001 giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương. Từ tháng 11/2001-8/2006 giữ chức Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, phụ trách công tác lý luận của Đảng.

1/2000-6/2006: Các khoá XII, XIII, XIV giữ chức Bí thư Thành ủy Hà Nội.

5/2002-đến nay: Đại biểu Quốc hội các khoá XI, XII, XIII, XIV.

6/2006-7/2011: Chủ tịch Quốc hội khoá XI, XII, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh.

1/2011-đến nay: Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI, XII, Bí thư Quân ủy Trung ương.

2/2013 đến nay: Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.

8/2016-đến nay: Tham gia Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương nhiệm kỳ 2015-2020.

10/2018 : Tại kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khoá XIV, được bầu giữ chức Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016-2021.

Ông Nguyễn Phú Trọng – Người đốt lò vĩ đại

Đất nước ta đã thu được những thành tựu to lớn về kinh tế – xã hội khi trải qua 2 thập niên đổi mới. Thế nhưng, bên cạnh những phát triển này thì còn có nhiều sở hở về quản lý kinh tế nên đã có không ít cán bộ đảng viên, nhất là cán bộ có chức quyền đã cấu kết với một bộ phận cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp nhà nước nhằm lũng đoạn kinh tế, chiếm đoạt tài sản của nhân dân và nhà nước.

Nhìn nhận được vấn đề nhức nhối này sẽ gây ảnh hưởng đến vận mệnh lãnh đạo của Đảng và của đất nước. Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, một con người chính trực luôn đi theo đường lối của Đảng đã khởi xướng, đánh trống lệnh cho cuộc chiến vào “sào huyệt” tham nhũng ở mọi cấp. Để Nhà nước thêm vững mạnh, Đảng thêm trong sạch, lòng dân thêm yên ổn, ông đã giương cao ngọn cờ kêu gọi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân quyết chiến đấu với “quốc nạn” tham nhũng. Vì thế mà người dân luôn tin yêu ông và đặt cho ông một cái tên thân mật là “Người đốt lò vĩ đại”.

Ông Nguyễn Phú Trọng – Người đốt lò vĩ đại

Click ngay: lý lịch đại tướng Tô lâm để biết thêm thông tin

Người hạ mệnh lệnh chiến đấu chống tham nhũng không chỉ có uy lực về địa vị chính trị, ý chí kiên định, bản lĩnh thật sự vững vàng thì mới có thể hạ gục những đối tượng tham nhũng quyền cao chức trọng và có trình độ cao. Thêm nữa, các đối tượng này có rất nhiều thủ đoạn đối phó, áp lực từ nhiều phía nên bản thân ông đã chứng minh được mình là người hội tụ đủ phẩm chất “Trí, dũng, nhân, tín, liêm, trung” của một bậc tướng lĩnh như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy.

Ở ông hội tụ đủ trí tuệ anh minh, dũng khí can đảm, được sự tín nhiệm, ủng hộ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Ông là một tấm gương sáng toát lên từ phẩm chất thanh tao, giản dị, liêm khiết của một người cộng sản chân chính.

Nhân dân ta luôn dành cho Ông Nguyễn Phú Trọng – Người đốt lò vĩ đại một sự kính yêu vô cùng. Đất nước ta thật may mắn khi có được một người lãnh đạo như ông.

5/5 - (1 bình chọn)
nguyennga:
Related Post