X

Lịch sử Hồ Gươm và những điểm đến không thể bỏ lỡ khi đến Hồ Gươm

Hồ Gươm là một danh thắng đẹp, cảnh sắc hữu tình và thơ mộng nằm giữa trung tâm Thủ đô. Hôm nay chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu lịch sử Hồ Gươm ngay bài viết dưới đây nhé.

Giới thiệu lịch sử Hồ Gươm

Hồ Gươm sở hữu vị trí đắc địa nhất Thủ đô khi nằm ngay ở trung tâm quận Hoàn Kiếm, có diện tích 12 ha, kéo dài 700 m theo hướng Nam Bắc và rộng 200 m theo hướng Đông Tây. Đây là hồ nước ngọt tự nhiên của thành phố Hà Nội, hồ nước sở hữu vị trí đắc địa nhất Thủ đô khi nằm ngay ở trung tâm quận Hoàn Kiếm.

Hồ là một phân lưu của sông Hồng, kết nối giữa ba khu phố lớn là Lý Thái Tổ, Đinh Tiên Hoàng và Hàng Khay. Từ vị trí này, du khách có thể dễ dàng di chuyển sang các con khố khác như: Hàng Đào, Hàng Ngang, Lương Văn Can, Cầu Gỗ, Lò Sũ,…

Hồ Gươm nằm ngay ở trung tâm quận Hoàn Kiếm, du khách không chỉ đi bộ thăm thú, vãn cảnh mà còn khám phá được mọi ngóc ngách xung quanh, khám phá nét đặc sắc trong kiến trúc và cả nền ẩm thực, lối sống của con người ở khu vực này.

Lịch sử Hồ Gươm với hình ảnh tháp rùa

Xem thêm:

Nước Hồ Gươm xanh như ngọc nên ban đầu hồ có tên gọi là hồ Lục Thủy Thực chất hồ đã có từ rất lâu, chừng vài nghìn năm trước đó, song trước khi có tên gọi chính thức như hiện nay thì hồ có rất nhiều cái tên gắn với nhiều câu chuyện khác nhau. Đó là hồ Lục Thủy (do nước hồ xanh biếc quanh năm), hồ Thủy Quân (bởi nơi đây từng là nơi triều đình dùng để diệt thủy binh). Còn cái tên Hồ Hoàn Kiếm có từ thuế kỷ 15, gắn liền với truyền thuyết Lý Thái Tổ trả thanh gươm cho Rùa thần sau khi mượn đánh tan giặc Minh.

Tên gọi Hồ Gươm gắn liền với truyền thuyết trả gươm của vua Lê Thái Tổ Vào một ngày đẹp trời, khi vua Lê Thái Tổ cùng quân thần dạo chơi trên hồ, chợt rùa vàng nổi lên đòi lại thanh gươm, ngài đưa gươm vào miệng rùa, rùa ngậm chặt rồi lặn sâu xuống đáy hồ, không nổi lên nữa. Từ đó hồ được đổi tên thành Hồ Hoàn Kiếm.

Những điểm đến không thể bỏ lỡ khi đến Hồ Gươm

Đền Ngọc Sơn

Đền Ngọc Sơn là một trong những điểm đến không thể bỏ qua khi đến du lịch Hà Nội. Nằm trên một hòn đảo ở phía bắc của Hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn được nối với phần bờ bằng cây cầu Thê Húc sơn màu đỏ tươi nổi bật.

Đến đền Ngọc Sơn, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng công trình kiến trúc tuyệt tác in hằn dấu vết thời gian đầy hoài cổ, ngắm nhìn toàn cảnh Hồ Gươm cũng như được tìm hiểu về văn hóa cũng như các câu chuyện ít người biết gắn liền với lịch sử của đền.

Cầu Thê Húc

Cầu Thê Húc là biểu tượng cho nét đẹp quyến rũ của hồ Hoàn Kiếm nói chung và thủ đô Hà Nội nói riêng. Với kiến trúc xây dựng độc đáo cùng nhiều giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời, cầu Thê Húc đã trở thành điểm đến không thể bỏ qua của mỗi du khách khi đến Hà Nội.

Cầu Thê Húc biểu tượng cho nét đẹp quyến rũ của hồ Hoàn Kiếm

Vườn hoa, tượng đài Lý Thái Tổ

Tượng đài Vua Lý Thái Tổ được đặt tại vườn hoa Lý Thái Tổ, đường Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm, trung tâm thủ đô Hà Nội. Công trình này được xây dựng nhằm tưởng nhớ, tôn vinh nhằm tôn vua Lý Thái Tổ – người đặt nền móng xây dựng kinh thành Thăng Long.

Phố đi bộ hồ Gươm

Phố đi bộ quanh hồ Gươm là một trong những điểm đến lý tưởng cho nhiều người dân thủ đô cũng như khách thập phương đến du lịch Hà Nội vào mỗi dịp cuối tuần.

Phố đi bộ đông vui nhất là sau khoảng 7 giờ tối vào 2 ngày thứ 7 và chủ Nhật. Lúc thành phố vừa lên đèn, đông đúc người qua lại với đủ trò chơi, hoạt động văn hóa nghệ thuật sôi động, hấp dẫn.

Ngoài ra những trò chơi dân gian, hiện đại vô cùng thú vị như ô ăn quan, nhảy dây, đánh chuyền… không chỉ khiến các em nhỏ mà cả thanh niên, người lớn tuổi đều vô cùng thích thú.

Chẳng ai có thể biết được Hồ Gươm đã bao nhiêu tuổi, đã đi qua ngày lịch sử Hồ Gươm gian khó như thế nào. Chỉ biết, Hồ Gươm vẫn ở đây, vẫn mãi là một hòn ngọc giữa lòng thủ đô. Hồ Gươm luôn mang đến cho người đến cảm giác bình yên, tĩnh lặng giúp lòng người thấy nhẹ nhõm vô cùng.

Rate this post
nguyenhue:
Related Post