X

Tóm tắt lịch sử hình thành Hà Nội đầy đủ nhất

Hà Nội là thủ đô ngàn năm văn hiến, là trung tâm kinh tế – chính trị – văn hóa đặc biệt quan trọng của đất nước. Hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu lịch sử hình thành Hà Nội ngay trong bài viết dưới đây nhé.

Giới thiệu tổng quan về Thành phố Hà Nội

Hà Nội nằm ở tả ngạn sông Đà và hai bên đồng bằng sông Hồng. Phía Bắc giáp với tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, phía Nam giáp tỉnh Hòa Bình, phía Đông giáp với tỉnh Bắc Ninh và Hưng Yên, còn phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc. Sau khi được mở rộng, Hà Nội nằm trong top 17 Thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới với 3.324,92 km2. Với 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện.

Hà Nội có kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, có đủ 4 mùa trong năm. Mỗi mùa đều có những đặc trưng riêng, cho bạn những cảm nhận khác nhau về cuộc sống, về cảnh vật và con người nơi đây. Hà Nội là một thành phố có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Với các công trình kiến trúc và hệ thống bảo tàng đa dạng. Có nhiều lợi thế trong việc giới thiệu văn hoá tới du khách nước ngoài.

Hồ Gươm – biểu tượng của thành phố Hà Nội

Tóm tắt lịch sử hình thành Hà Nội

Lịch sử ra đời và phát triển của thủ đô Hà Nội trải qua rất nhiều biến cố thăng trầm khác nhau. Trong đó, có thể tóm tắt thành 5 thời kì chính, đó là:

Thời kì tiền Thăng Long

Cách đây khoảng 2 vạn năm, trong giai đoạn của nền văn hóa Sơn Vi, nhiều di chỉ khảo cổ tại Cổ Loa đã cho thấy sự xuất hiện của con người quanh khu vực Hà Nội. Tiếp đến thế kỉ thứ III trước Công nguyên, Thục Phán đã lựa chọn Cổ Loa, nay là huyện Đông Anh để đóng đô.

Sự kiện này ghi dấu lần đầu tiên, Hà Nội trở thành đô thị trung tâm về chính trị và xã hội của đất nước.

Thời kì Thăng Long, Đông Đô, Đông Quan, Đông Kinh

Truyền thuyết kể lại rằng, vào năm 1010 khi tới thành Đại La, vua Lý Thái Tổ nhìn thấy một con rồng bay lên nên quyết định đặt tên kinh thành là Thăng Long.

Đến thời nhà Trần, Thăng Long cùng với Thiên Trường là hai kinh đô quan trọng của Đại Việt lúc bấy giờ. Đến cuối thế kỉ XIV, nhà Trần suy vong, Hồ Quý Ly lên thâu tóm quyền lực và di dời kinh đô về Thanh Hóa. Lúc này, Thăng Long được đổi thành Đông Đô, còn kinh đô mới mang tên Tây Đô.

Tới năm 1406, Đại Ngu rơi vào tay quân xâm lược nhà Minh, Thăng Long một lần nữa bị chiếm đóng và đổi tên thành Đông Quan. Sau khi khởi nghĩa Lam Sơn thành công và nhà Lê được thành lập dưới thời Lê Lợi. Năm 1430, Đông Quan được mang tên mới là Đông Kinh.

Thời kì nhà Nguyễn và giai đoạn Pháp thuộc

Sau thời nhà Lê, nước ta tiếp tục trải qua giai đoạn Trịnh Nguyễn phân tranh, rồi đến triều đại Tây Sơn. Đến năm 1802, nhà Tây Sơn sụp đổ, Gia Long lên ngôi vua và đóng đô ở Phú Xuân, Huế.

Đến năm 1931, vua Minh Mạng ra lệnh chia đất nước thành 29 tỉnh, trong đó Thăng Long thuộc Hà Nội. Hà Nội khi đó bao gồm 4 phủ và 15 huyện, nằm gọn giữa hai dòng sông là sông Hồng và sông Đáy. Đây cũng là dấu mốc cho sự xuất hiện của tên gọi Hà Nội.

Lịch sử hình thành Hà Nội

Xem thêm:

Trong thời Pháp thuộc, Hà Nội trở thành thủ đô của toàn Liên bang Đông Dương với một loạt các công trình nổi tiếng như Nhà bưu điện, Cầu Long Biên, Ga Hà Nội, Nhà hát lớn…

Thời kì giữa hai cuộc chiến tranh

Năm 1940 Nhật Bản tấn công Đông Dương đã mở đầu cho một thời kì lịch sử đầy biến cố đối với Hà Nội. Sau khi Nhật đảo chính Pháp rồi nhanh chóng đầu hàng quân Đồng Minh, lực lượng Việt Minh đã giành lấy quyền lực tại Việt Nam thông qua cuộc Cách mạng tháng Tám. Ngày 2/9/1945, Hà Nội được chọn là thủ đô của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong bản tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại quảng trường Ba Đình.

Thời kì hòa bình

Bước ra từ cuộc chiến, Hà Nội tiếp tục duy trì vị trí thủ đô của đất nước cho đến giai đoạn hiện tại. Thành phố nghìn năm văn hiến tiếp bước phát triển và trở thành một trong những trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa hàng đầu của cả nước.

Lịch sử hình thành Hà Nội ngàn năm văn hiến đã được tái hiện một cách rõ ràng trong bài viết trên. Hy vọng bài viết sẽ mang lại những kiến thức bổ ích dành cho bạn.

3/5 - (8 bình chọn)
nguyenhue:
Related Post