Tiểu sử đại tướng Hoàng Văn Thái – tướng lĩnh người Việt Nam
9 min readĐồng chí Hoàng Văn Thái là người có ảnh hướng lớn đến sự hình thành và phát triển Quân đội nhân dân Việt Nam. Với công lao lớn trong cách mạng thì ông được bầu làm đại tướng Hoàng Văn Thái. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong chuyên mục bài viết dưới đây nhé.
Tiểu sử đại tướng Hoàng Văn Thái
Đồng chí Hoàng Văn Thái sinh năm 1915, mất năm 1986, hưởng dương 71 tuổi. Tên khai sinh của ông là Hoàng Văn Xiêm, là một Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam, có ảnh hưởng quan trọng đến sự hình thành và phát triển của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông đóng góp công lao rất lớn trong cuộc chiến chống thực dân Pháp và cuộc chiến chống đế quốc Mĩ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Đồng chí Hoàng Văn Thái là Tổng Tham mưu trưởng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, có nhiều đóng góp cho các chiến dịch quan trọng như: Chiến dịch Tết Mậu Thân (1968), Chiến dịch Biên giới thu đông 1950, Trận Điện Biên Phủ (1954), Chiến dịch năm 1972, Chiến dịch Hồ Chí Minh. Đây cũng là nhân vật chính trị cao cấp của Việt Nam, từng giữ chức Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa III, IV, V, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa VII.
Hoàng Văn Thái đóng góp lớn trong xây dựng kế hoạch và trực tiếp chỉ đạo các chiến dịch lớn của Quân đội nhân dân Việt Nam từ khi thành lập năm 1944 đến giữa năm 1986. Ông cũng là một tác giả của hệ thống ký hiệu theo ký hiệu bảng chữ cãi tổ chức đơn vị quân đội nhân dân Việt Nam và rất nhiều đóng góp về tài liệu nghiên cứu về lịch sử, chiến lược quân sự và học thuyết cho công tác huấn luyện quân đội.
Xây dựng quân đội thời tiền khởi nghĩa
Tháng 3 năm 1941: Hoàng Văn Thái được cử lên Bắc Sơn (Lạng Sơn) tăng cường cho Đội du kích Bắc Sơn
Tháng 4 năm 1941: Đồng chí được phân công làm chỉ huy một tiểu đội du kích Bắc Sơn.
Ngày 19 tháng 5 năm 1941: thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh ( Việt Minh). Đổi tên đội du kích Bắc Sơn thành Trung đội Cứu quốc quân thứ nhất.
Cuối năm 1943: Hoàng Văn Thái gặp mặt trực tiếp nhà cách mạng Hồ Chí Minh, và được Tưởng Giới Thạch trả lại tự do.
Ngày 22/12/1944: Thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng Quân; trong đó Hoàng Văn Thái là người đội mũ cối cầm cờ.
Ngày 4/2/1945, trước trận đánh thì ông được phân công cùng một nhóm đội viên tiến về Nậm Ti xây dựng cơ sở. Nay là xã Phương Tiến, huyện Vị Xuyên, Hà Giang.
Tháng 3/1945: Đồng chí Hoàng Văn Thái chỉ huy nhóm đội viên có đến hơn 100 người, tiến về xây dựng cơ sở ở Chợ Đồn (Bắc Kạn).
Ngày 13/8/1945, Hoàng Văn Thái là người chỉ huy một số đơn vị Giải phóng quân hỗ trợ Việt Minh giành chính quyền tại Lục An Châu, và đến giữa tháng 8 thì ông chỉ huy Giải phóng quân đánh chiếm các đồn Nhật tại tỉnh lỵ Tuyên Quang để giành được chính quyền tại đây.
Ngày 23/8/1945, Hoàng Văn Thái cùng với đơn vị Giải phóng quân tiến về Hà Nội, nằm trong quyền kiểm soát của Việt Minh.
>>> Tiểu sử đại tướng Lương Cường và sự nghiệp cách mạng chính trị
Từ sau Cách mạng tháng Tám tới 1954
Thành lập Bộ Tham mưu
Ngày 7/9/1945, thành lập Bộ Tham mưu do chủ tịch Hồ Chí Minh và chỉ định Hoàng Văn Thái làm Tham mưu trưởng, điều hành, chỉ huy lực lượng vũ trang trong cả nước.
Chỉ 30 tuổi, Đồng chí Hoàng Văn Thái đã trở thành vị Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam trẻ tuổi nhất và ngày 7 tháng 9 về sau trở thành ngày truyền thống của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam.
Chiều 7/9, đồng chí Hoàng Văn Thái đã triệu tập 8 người họp gồm Hoàng Đạo Thúy, Nguyễn Văn Trang, Hoàng Minh Đạo, Mai Hữu Thao, Đỗ Văn Sáng, Vũ Văn Thềm, Nghiêm Xuân Hoà tại một phòng nhỏ ở Phủ Thống sứ bàn về những việc cần làm. Những người tham dự cuộc họp đều là những hạt nhân nòng cốt xây dựng Bộ Tham mưu.
Ngày 23/09/1945, Pháp nổ súng tái chiếm Nam bộ và Hoàng Văn Thái đúng lên tổ chức và làm công tác tham mưu tác chiến, chỉ đạo các cơ quan Bộ Tham mưu tổ chức lực lượng cho chiến đấu, đồng thời vừa là người điều động cán bộ chỉ huy từ miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam kịp thời.
Tháng 10/1945, hình thành cơ cấu tổ chức cơ quan tham mưu bước đầu với Phòng Tác chiến – Đồ bản do Hoàng Văn Thái.
Hoàng Văn Thái đảm nhiệm cương vị Tổng tham mưu trưởng
Ngày 2/3/1946, Quốc hội đã phê chuẩn Hoàng Văn Thái với chức vụ Tổng Tham mưu trưởng.
Ngày 22 tháng 5 năm 1946, đổi tên Vệ quốc đoàn thành Quân đội Quốc gia Việt Nam, đây là quân đội chính quy chính thức trở thành quân đội chính quy, do Bộ Tổng Tham mưu chỉ huy tập trung thống nhất.
Với cương vị Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Quốc gia Việt Nam, đại tướng Hoàng Văn Thái tham gia chỉ đạo công tác tổ chức thống nhất biên chế quân đội, đồng thời xây dựng lực lượng vũ trang và bán vũ trang dân quân ở nông thôn và tự vệ ở đô thị, chuẩn bị cho cuộc chiến tranh.
Ngày 20/11/1946 đại tướng Hoàng Văn Thái thay Phan Khác được cử làm Cục trưởng Cục Quân huấn (thay Phan Phác) và thay Lê Thiết Hùng trực tiếp chỉ huy Quân đội Tiếp phòng Việt Nam .
>>> Thông tin đại tướng Lê Văn Dũng và sự nghiệp cách mạng hiện nay
Ngày 20/07/1946, Hoàng Văn Thái đã chỉ đạo mặt trận Hải Phòng để dẹp loạn do quân Pháp tràn vào. Ông cùng với tổng chỉ huy Võ Nguyên Giáp phê chuẩn kế hoạch tác chiến của Tư lệnh Mặt trận Hà Nội Vương Thừa Vũ tham gia vào kháng chiến toàn quốc bùng nổ tại Hà Nội.
Ngày 26/8/1947, thành lập Đại đoàn Độc Lập cử đại tướng Hoàng Văn Thái kiêm chức Đại đoàn trưởng. Và đến ngày 7 tháng 10 năm 1947, ông được phân công kiêm Chỉ huy trưởng Mặt trận đường số 3, góp phần không nhỏ cho cuộc phản công thắng lợi trong Chiến dịch Việt Bắc Thu-Đông 1947.
Ngày 20/1/1948, đồng chí Hoàng Văn Thái được thụ phong hàm Thiếu tướng, đây cũng là vị tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, ngoài Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Trung tướng Nguyễn Bình, và các thiếu tướng Lê Thiết Hùng, Trần Tử Bình, Nguyễn Sơn, Chu Văn Tấn, Văn Tiến Dũng, Lê Hiến Mai, Hoàng Sâm,Trần Đại Nghĩa.
Tháng 9/1950, Hoàng Văn Thái được cử làm Tham mưu trưởng chiến dịch Biên Giới, tham gia chỉ huy đánh trận đột phá Đông Khê trên đường số 4, mở đầu chiến dịch biên giới Việt Nam, mở cửa biên giới Việt – Trung. Từ 28/5 – 20/6/1951, Hoàng Văn Thái tham gia làm chỉ huy chiến dịch Hà Nam Ninh.
Bài viết trên đây giúp bạn tìm hiểu về đại tướng Hoàng Văn Thái và sự nghiệp tham gia cách mạng. Hi vọng giúp bạn tìm hiểu về tin tức liên quan. Chúc bạn thành công!