X

Tìm hiểu về đại tướng Lê Văn Dũng và công cuộc cách mạng

Lê Văn Dũng là một tướng lĩnh cấp cao, đại tướng đầu tiên và cũng là duy nhất vùng Nam Bộ. Để tìm hiểu thêm và tiểu sử đại tướng Lê Văn Dũng và sự nghiệp cách mạng thì hãy cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây nhé.

Tiểu sử đại tướng Lê Văn Dũng

Lê Văn Dũng có tên thật là Nguyễn Văn Nới. Ông sinh ngày 25 tháng 12 năm 1945 tại xã Phong Mỹ (nay là xã Phong Nẫm), huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.

Hình ảnh đại tướng Lê Văn Dũng đầu tiên và duy nhất Nam Bộ

Năm 1963, ông thoát ly gia đình, đổi thành tên mới Lê Văn Dũng.

Lê Văn Dũng trưởng thành trong Chiến tranh Việt Nam

Ngày 14/5/1963, Lê Văn Dũng nhập ngũ vào bộ đội chủ lực của Quân Giải phóng Miền Nam, với chức danh là chiến sĩ trinh sát của Đại đội 12 Tiểu đoàn 3, Đoàn Q761.

Từ khi thành lập sư đoàn 9, ông đã được trải qua các chức vụ Tiểu đội trưởng trinh sát, Trung đội phó bộ binh, Trung đội trưởng và Đại đội phó Đại đội 12 Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 1 Sư đoàn 9.

Ngày 23/09/1965, Lê Văn Dũng được kết nạp Đảng Lao động Việt Nam và ngày 23/09/1966 thì ông kết nạp đảng viên.

>>> Tiểu sử đại tướng Lương Cường và sự nghiệp cách mạng chính trị

Tháng 6/1968, đồng chí chuyển sang công tác chính trị quân đội, trở thành Chính trị viên Đại đội 6 Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 1 Sư đoàn 9.

Tháng 3/1969, ông trở thành Chính trị viên phó, đến tháng 9 trở thành Chính trị viên Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 1, Sư đoàn 9.

Tháng 12/1970, Lê Văn Dũng được cử đi học tại H14 (Trường trung cấp Quân chính thuộc Bộ chỉ huy Miền, lớp cán bộ trung đoàn). Ông trở về đơn vị từ tháng 6/ 1971 và được cử làm Phó chủ nhiệm Chính trị Trung đoàn 1 Sư đoàn 9, cấp bậc Đại úy.

Tháng 3/1973, ông được bầu cử làm Phó chính ủy kiêm Chủ nhiệm chính trị Trung đoàn 1 Sư đoàn 9, cấp bậc Thiếu tá.

Tháng 10/1974, ông đắc cử vị trí Chính ủy Trung đoàn 1 Sư đoàn 9 Quân đoàn 4 (Binh đoàn Cửu Long). Khi tham gia chiến dịch phản công biên giới Tây – Nam và Chiến dịch Hồ Chí Minh ông được cấp bậc Trung tá.

Lê Văn Dũng trở thành chỉ huy cao cấp

Đồng chí Lê Văn Dũng công tác và làm nhiệm vụ quốc tế tại Campuchia. Đến tháng 12 năm 1977, ông được triệu hồi về nước và được cử đi học bổ túc văn hóa tại Trường Văn hóa Bộ Quốc phòng.

Tháng 8 năm 1978 là thời gian ông bắt đầu học tại Học viện Quân sự cấp cao.

Tháng 8 năm 1980, ông trở lại đơn vị và được giữ chức Sư đoàn phó kiêm Tham mưu trưởng Sư đoàn 9, Quân đoàn 4 với cấp bậc Thượng tá.

Đại tướng Lê Văn Dũng nhận huy chương 55 tuổi đảng

Tháng 4 năm 1984, ông bắt đầu được học tại Trường Ngoại ngữ Quân sự Bộ Quốc phòng.

Tháng 6 năm 1986, ông công tác tại Sư đoàn trưởng Sư đoàn 9 Quân đoàn 4, cấp bậc Đại tá.

Tháng 2 năm 1988, ông cùng với đồng đội hoàn thành nhiệm vụ quốc tế và rút về nước. Sau đó Lê Văn Dũng được cử đi học bổ túc tại Học viện Frunde Liên Xô. Đến tháng 4 năm 1989, ông được thăng quân hàm Thiếu tướng.

Tháng 8 năm 1989 sau khi trở về nước Lê Văn Dũng được bổ nhiệm Phó tư lệnh thứ nhất Quân đoàn 4.

Tháng 8 năm 1989, Lê Văn Dũng được cử đi học bổ túc lý luận cao cấp tại Học viện Chính trị Quân sự. Sau 1 năm thì ông được giữ chức vụ Phó tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân khu 7.

Tháng 10 năm 1991, ông được điều sang Tư lệnh Quân đoàn 4 (Binh đoàn Cửu Long).

Tháng 10 năm 1995, ông được giữ chức Tư Lệnh sau khi trở lại Quân khu 7.

Tháng 1 năm 1998, ông được giữ chức Phó chủ nhiệm Tổng cục chính trị và điều về Bộ Quốc phòng. (Kế nhiệm ông tại Quân khu 7 là Phan Trung Kiên, sau ông được làm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng). Sau đó 3 tháng thì ông được thăng quân hàm Trung tướng.

>>> Tiểu sử đại tướng Lê Hồng Anh và sự nghiệp cống hiến cho đất nước

Tháng 9 năm 1998, Đại tướng Lê Văn Dũng thay trung tướng Đào Trọng Lịch tử nạn máy bay để được giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.

Ngày 7/11/ 2000, với cương vị Tổng tham mưu trưởng thì đại tướng Lê Văn Dũng bị kỷ luật dưới hình thức khiển trách sau vụ cựu phi công Việt Nam Cộng hòa Lý Tống cướp một chiếc máy bay nhỏ tại Thái Lan bay sang Thành phố Hồ Chí Minh rồi thả hơn 50.000 tờ truyền đơn

Tháng 5 năm 2001, Lê Văn Dũng đã được chuyển công tác về Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam với chức vụ Chủ nhiệm..

Tháng 6/2003, Lê Văn Dũng được Chủ tịch nước thăng quân hàm từ Trung tướng lên Thượng tướng. Đến tháng 7 năm 2007 thì ông trở thành Đại tướng cùng với bộ trưởng Phùng Quang Thanh.

Ông trúng cử Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương các khóa VIII, IX, X, đồng thời được bầu vào Ban Bí thư các khoá IX, X.

Đại tướng Lê Văn Dũng được bầu làm Đại biểu Quốc hội các khóa XI, XII.

Tại đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam XI, Đại tướng Lê Văn Dũng đã không tham gia tái cử, đây là một động thái được cho là chuẩn bị để ông nghỉ hưu.

Tại kỳ đại hội này, ngày 1/3/2011, Trung tướng Ngô Xuân Lịch, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được bầu vào Ban Bí thư đã kế nhiệm ông trong chức vụ Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.

Bài viết trên đây tổng hợp thông tin về tiểu sử và sự nghiệp cách mạng của đại tướng Lê Văn Dũng, hi vọng giúp bạn có kiến thức hữu ích. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật thông tin liên quan nhé. Chúc bạn thành công!

 

Rate this post
Trang Nhung:
Related Post