Ngành Việt Nam học tuy là một ngành mới nhưng đã có nhiều thành công đáng kể, giữ vai trò quan trọng trong quá trình Việt Nam đang xây dựng và hội nhập sâu rộng với quốc tế. Hãy cùng bài viết đi sâu tìm hiểu về chuyên ngành hấp dẫn này nhé!
Ngành Việt Nam học xuất hiện ở Việt Nam vào những năm 2001-2002 dưới sự cho phép của Bộ GD&ĐT. Tính đến thời điểm 2007-2008, ngành đã có mặt trên 76 trường Đại học và Cao đẳng trên toàn quốc, trong đó, Đại học Thủ đô là địa chỉ uy tín đào tạo ngành học này.
Ngành Việt Nam học là gì?
Việt Nam học là ngành khoa học nghiên cứu về đất nước và con người Việt Nam từ những yếu tố văn hóa, địa lý, lịch sử, phong tục tập quán, ngôn ngữ, văn học…để làm nổi bật nét riêng độc đáo, nghiên cứu về những lĩnh vực của một quốc gia dưới góc nhìn văn hóa.
Ngành học này được mở ra với mục tiêu đào tạo người học nắm vững và thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về công tác văn hóa và du lịch, nắm vững kiến thức cơ bản về văn hóa , lịch sử, con người Việt Nam cũng như những kiến thức về nghiệp vụ du lịch, giúp sinh viên có khả năng tổ chức và hướng dẫn những hoạt động du lịch.
Chương trình học ngành Việt Nam học như thế nào?
Theo giảng viên của trường Đại học Thủ đô, những năm qua, khoa Việt Nam học của trường không ngừng nâng cao chất lượng đào tao, đổi mới phương pháp giảng dạy để cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản, có hệ thống và thiết thực về đất nước, con người và văn hóa Việt Nam.
Bên cạnh đó, phần lớn các môn học liên quan đến nghiệp vụ văn hóa, báo chí, du lịch đều có nội dung thực tế phù hợp để cung cấp kiến thức thực tế cho sinh viên và rèn luyện kĩ năng sống hiện đại, tích cực, phục vụ thiết thực cho công việc tương lai của các em.
Cơ hội việc làm cho sinh viên Việt Nam học
Trong xu thế hội nhập thế giới như hiện nay, ngành Việt Nam học trở thành ngành học có sức hút lớn, cơ hội và triển cọng của sinh viên Việt Nam học ngày càng thuận lợi và rộng mở.
Với những kiến thức và kĩ năng được trang bị, sau khi hoàn thành chương trình học, sinh viên có thể đảm công việc ở những lĩnh vực khác nhau như:Làm việc tại các cơ quan nghiên cứu và quản lí văn hóa, các tổ chức văn hóa, chính trị, xã hội giáo dục, khoa học, các tổ chức nước ngoài…; Trở thành hướng dẫn viên du lịch hay quản trị lữ hành tại các công ty du lịch trong cả nước; Giảng dạy tại các trường CĐ, ĐH có ngành Việt Nam học hoặc dạy Tiếng Việt cho người nước ngoài; Làm việc trong các cơ quan báo chí, truyền hình hoặc truyền thông, tổ chức sự kiện…
Thực tế cho thấy, rất nhiều những bạn trẻ năng động theo học chuyên ngành này ra trường xin việc khá thuận lợi. Những cử nhân Việt Nam học sau khi tốt nghiệp chủ yếu làm việc trong nhành du lịch, báo chí, truyền thông tại những thành phố lớn và cơ quan quản lý văn hóa tại địa phương.
Cơ hội việc làm của những cử nhân Việt Nam học cũng ngày càng được mở rộng khi sinh viên có cơ hội nâng cao trình độ, bằng cấp khi khoa Việt Nam học- ĐH Sư phạm Hà Nội đã mở chương trình đào tạo Thạc sỹ Việt Nam. Bên cạnh đó, cử nhân ngành Việt Nam học có khả năng học thạc sĩ hoặc tiến sĩ các ngành liên quan đến Việt Nam học để mở rộng phạm vi nghề nghiệp như: văn hóa, văn học, lịch sử, văn hóa các dân tộc thiểu số, văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, du lịch, báo chí, ngôn ngữ…
Theo tin tức tuyển sinh của trường Đại học Thủ đô, năm nay, nhà trường vẫn tiếp tục tuyển sinh ngành Việt Nam học với chỉ tiêu 50 thí sinh, tạo điều kiện cho những thí sinh muốn tìm hiểu về đất nước và con người Việt Nam tham gia học tập.
Cẩm Vân- sinh viên Cao đẳng điều dưỡng biên tập