Dòng sông Tô lịch là một dòng sông nổi tiếng ở Hà Nội chắc chắn ai cũng nghe qua. Thế nhưng lịch sử sông Tô Lịch thì không phải ai cũng nắm rõ. Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.
Lịch sử sông Tô Lịch
Lâu nay, chúng ta thường nhắc đến dòng sông Tô Lịch như một thủy danh. Thế nhưng, thực chất theo GS sử học Lê Văn Lan, Tô Lịch là một tên người. Từ trước Công nguyên (TCN), giai đoạn của nền văn hóa Sơn Vi, những di chỉ khảo cổ tại Cổ Loa cho thấy con người đã xuất hiện ở khu vực Hà Nội này. Giai đoạn tiền sử này tương ứng với thời kỳ của các Vua Hùng trong truyền thuyết và ở thời điểm đó thì họ sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi và chài lưới.
Xem ngay: lý lịch đại tướng Tô lâm để biết thêm thông tin
Thời kỳ băng tan, biển tiến sâu vào đất liền thì Hà Nội vẫn được dùng thuật ngữ là vịnh Hà Nội vì lúc ấy còn rất lầy lội. Sau đó, nước rút dần và từ vùng lầy lội ấy nổi lên những gò đất gọi là thời kỳ biển lùi. Lúc bấy giờ, có 12 hay 13 cái gò đất lớn giữa hệ thống sông ngòi chằng chịt. Nổi tiếng nhất trong các gò này phải kể đến gò đất Long Đỗ (nghĩa là Rốn Rồng). Đặc trưng của gò này cao và có một dòng nước uốn lượn ở bên làng. Dòng nước ấy chưa hề được đặt tên cách đây 2.000 năm.
Và rồi, người tiền sử đã đến đây xây làng, lập chợ và làm đất định cư. Trong lịch sử và Hà Nội ngày nay, làng Đỗ cũng chính là ngôi làng đầu tiên của đất Thăng Long. Bấy giờ được gọi là Long Đỗ Hương. Người đứng đầu của ngôi làng là một người có họ Tô tên Lịch. Trong sử sách cũng ghi rất rõ đây là người đứng đầu Long Đỗ Hương.
Theo đó, ông là mọt người có lòng yêu thương mọi người, ông đã xuất của trong nhà ra giúp cho nạn dân trong lúc dân gặp đói kém. Khi ông mất đi, người dân tin yêu và kính trọng ông nên đã đặt tên cho dòng nước uốn quanh Long Đỗ Hương bằng tên của ông.
Năm 1010, Vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long. Theo sử ghi lại thì đây là nơi có sông Tô để làm hào sâu che chở và phòng ngự cho kinh thành.
Tô Lịch vẫn là một dòng sông quan trọng cho tới thời Nguyễn mặc dù thời bấy giờ Tô Lịch mất đi vị thế của mình là bởi đó sông Hồng chuyển dòng sang phía tả ngạn, cửa sông Tô Lịch bị bồi tụ, nước sông Hồng không vào được. 3 mặt bảo vệ thành Thăng Long bao gồm sông Cái (sông Hồng) và sông Tô Lịch vẫn được thể hiện trong bản đồ Hà Nội cuối thế kỷ 19 trong Đồng Khánh Địa Dư Chí.
Tới cuối thế kỷ 19, việc người Pháp hai lần chiếm đánh thành Hà Nội thì dòng sông Tô Lịch cũng là nhân chứng cho điều này. Thuyền của Pháp có trang bị các loại pháo hạm tầm xa muốn vào Hà Nội thì đều cần phải di chuyển từ cửa biển ngược dòng sông Hồng rồi vào sông Tô Lịch. Trên phố Phan Đình Phùng là vị trí của cổng thành Cửa Bắc ngày nay. Người Pháp sau khi chiếm Hà Nội đã cho lấp đoạn sông Tô chảy qua để tạo nên con đường đó.
Ai đã “chặt đứt” sông Tô Lịch
Người Pháp lưu trữ hồ sơ về sông Tô Lịch thi ghi nhận nó có chiều dài lên tới 30km. Từ phía Đông vào thành Thăng Long thì nó góp phần tạo nên hệ thống giao thông đường thủy quan trọng. Dựa vào dòng nước ấy xung quanh có tới hơn 30 làng, xã sinh sống.
Thành Hà Nội thất thủ vào ngày 25/4/1882. Người Pháp có ý định lập thêm một tiểu Paris, xóa bỏ Thăng Long. Thành phố cần có đường ống thoát nước từ khu phố cổ ra ngoài chợ Bưởi vì kế hoạch là phá triển về hướng Tây, mạn Nghi Tàm, Hồ Tây. Biết được điều này, người Pháp đã tiến hành lấp sông Tô.
Click ngay: lịch sử ông Hoàng Mười để biết thêm thông tin
Để thực hiện mở đường, xây nhà quanh đó, họ lấp dần các cửa chính của sông và nhiều đoạn sông từ năm 1889. Đến nay, đoạn sông từ Cầu Gỗ đến Bưởi đã bị lấp chỉ còn một ít ở Thụy Khuê mà thôi.
Tô Lịch bị lấp và “cống hóa” gần một nửa chiều dài khi đầu thế kỷ 20, người Pháp phá dỡ một số công trình, xây phố người Tây. Từ đó, nó trở thành đường tiêu thoát nước mưa, dẫn nước thải. Thế rồi, con sống đã bị chết dần và trở nên ô nhiễm nặng nề hơn.
Lúc này, sông Hồng và sông Tô Lịch không còn thông vào nhau nữa, dòng chảy của đoạn sông đã bị lấp này theo lộ trình sau: Từ bên cạnh phố Cầu Gỗ ngược lên phía Tây Bắc (cống chéo) tới Hàng Lược, men theo phía dưới đường Phan Đình Phùng (phía ngoài mặt bắc thành Hà Nội), rồi chảy dọc theo hai phố Thụy Khuê và Hoàng Hoa Thám ngày nay ra đến đầu đường Bưởi nằm ở phía Nam Hoàng Quốc Việt (gặp đoạn sông Tô Lịch ngày nay).
Năm 2021, thủ đô Hà Nội đã 4 lần điều chỉnh địa giới hành chính, dân số tăng lên 14 lần. Hệ thống thoát nước tăng theo gấp nhiều lần. Tô Lịch bây giờ là hệ thống thoát nước thải dài khoảng 14 km. Như vậy, lượng nước thải từ khu dân cư thải ra là 150.000 m3 mỗi ngày. Điều này thực sự gây ô nhiễm nặng nề tới môi trường.
Lịch sử sông Tô Lịch đã từng rất đẹp và nơi quan trọng của Hà Nội. Thế nhưng, qua những năm tháng nhuốm màu lịch sử nó đã không còn được như xưa và chịu hậu quả nặng nề.