4 Tháng Mười Hai, 2024

Tìm hiểu Đại tướng Phạm Văn Trà cuộc đời và tiểu sử

Đại tướng Phạm Văn Trà nổi tiếng là vị tướng dạn dày trận mạc, gan góc, thông minh với những trận đánh bất ngờ, táo bạo đã làm kẻ thù khiếp sợ. Hãy cùng tìm hiểu về tiểu sử và những cuộc kháng chiến của ông khiến kẻ thù khiếp sợ.

Tiểu sử đại tướng Phạm Văn Trà

Đại tướng Phạm Văn Trà (sinh ngày 19-8-1935), quê xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị (khóa VIII, IX), nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (1997-2006), Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Đại biểu Quốc hội (khóa IX – XI). Ông nhập ngũ năm 1953, được thăng quân hàm Đại tướng năm 2003.

Đại tướng Phạm Văn Trà là ai
Đại tướng Phạm Văn Trà là ai

Tìm hiểu thêm: Đại tướng Trần Đại Quang

Cuộc đời của đại tướng Phạm Văn Trà

Đại tướng Phạm Văn Trà từng có một “tuổi thơ dữ dội”. Trong một trận càn năm 1952, cha ông bị Tây bắn gãy chân, chú ông bị bắn chết. Một năm sau, trong trận càn tiếp theo, giặc xông vào nhà, cha ông bị gẫy chân không chạy được, bị chúng xả súng bắn chết tại chỗ. Đang cùng du kích chống càn, ông chạy về đau đớn bế người cha còn ấm nóng trên tay, nuốt nước mắt hứa với cha sẽ vào bộ đội, trả thù nhà, nợ nước. Chính vì thế, mới 17 tuổi, lại “thấp bé nhẹ cân”, ông vẫn khai thêm tuổi, bỏ đá vào quần để xin nhập ngũ. Trong chiến đấu, là người gan dạ, dũng cảm, mưu trí, ông thường xuyên được giao đảm nhiệm vị trí nguy hiểm nhất là ôm bộc phá đánh hàng rào và lô cốt đầu cầu…

Tóm tắt quá trình công tác đại tướng Phạm Văn Trà

Năm 1953 tham gia Quân đội Nhân dân Việt Nam lúc 18 tuổi, phục vụ với vai trò lính thông tin.

Năm 1964, là một trong những người chỉ huy của lực lượng đầu tiên tiếp viện cho chiến trường U Minh. Cho đến hết chiến tranh, chủ yếu hoạt động ở chiến trường miền Tây Nam Bộ.

Năm 1973, là Trung đoàn trưởng Trung đoàn 1 Quân khu 9.

Từ tháng 12 năm 1975 đến năm 1977, lần lượt giữ chức Tham mưu trưởng Sư đoàn 4, rồi Sư đoàn phó kiêm Tham mưu trưởng Sư đoàn 330, Quân khu 9.

Từ tháng 9 năm 1978, về học tại Học viện Quân sự cấp cao.

Tháng 8 năm 1980, là Sư đoàn trưởng Sư đoàn 330, tham chiến tại Campuchia. Tháng 3 năm 1983, là Phó Tư lệnh Mặt trận 979.

Từ năm 1985 đến 1988, giữ chức vụ Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân khu 9.

Tháng 6 năm 1988, được điều về giữ chức vụ Phó Tư lệnh Quân khu 3.

Từ năm 1989 đến 1993, giữ chức Tư lệnh Quân khu 3.

Đến tháng 12 năm 1993, được cử làm Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Từ tháng 12 năm 1995, là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, kiêm Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, hàm Trung tướng.

Đại tướng Phạm Văn Trà là ai mà khiến Tây phải khiếp sợ
Đại tướng Phạm Văn Trà là ai mà khiến Tây phải khiếp sợ

Xem thêm: Những bộ phim chiến tranh Mỹ Đức hay nhất

Đến tháng 12 năm 1997, được phân công giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Quốc.

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII, VIII, IX

Ủy viên Bộ Chính trị khóa VIII, khóa IX.

Đại biểu Quốc hội liên tiếp 3 khóa IX, X, XI.

Ông là một người cộng sản kiên trung, một vị tướng tài năng, luôn nêu cao tinh thần quyết chiến, quyết thắng, tuyệt đối trung thành và đi theo con đường của Đảng và Bác Hồ vĩ đại. Tài thao lược của ông đã được bộc lộ từ những trận chiến đấu “vỡ lòng” trên quê hương Kinh Bắc trong kháng chiến chống thực dân Pháp cho đến những năm tháng bám trụ ở chiến trường miền Tây Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Tiếp đó là gần 10 năm cùng lực lượng vũ trang Quân khu 9 làm nghĩa vụ quốc tế trên đất nước Chùa Tháp, góp phần giải cứu dân tộc Campuchia thoát khỏi họa diệt vong Khmer Đỏ…

Với những công lao và thành tích xuất sắc đó, ông được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam (1976); Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng Nhất, Huân chương Chiến công (hạng Nhì, hạng Ba)…

Rate this post