X

Chiến tranh thương mại Mỹ Trung giữa thời bình ngày một nóng

Có thể nói Mỹ và Trung Quốc là hai quốc gia thương mại hàng đầu thế giới và là những đối tác thương mại thân thiết. Tuy nhiên, mới đây trước động thái dứt khoát của ông Trump trong việc đánh thuế cao hàng nhập khẩu Trung Quốc mở đầu cho cuộc chiến tranh thương mại Mỹ Trung vô cùng căng thẳng.

Chiến tranh thương mại Mỹ Trung bắt đầu từ đâu?

Chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc được khơi mào từ ngày 2/3/2018 khi Tổng thống Hoa Kỳ D. Trump ký sắc lệnh công bố áp mức thuế suất mới, 25% đối với thép nhập khẩu và 10% đối với nhôm nhập khẩu; ông còn tuyên bố sẽ áp dụng mức thuế lên tới 50 tỷ USD cho hàng hóa Trung nhập vào Mỹ theo Mục 301 Luật Thương mại năm 1974. Sở dĩ ông Trump đưa ra tuyên bố này là do ông cho rằng Trung Quốc đã có những hành vi thương mại không công bằng trong những năm qua, bao gồm cả hành vi ăn cắp sở hữu trí tuệ của Hoa Kỳ và đây chỉ là một phản ứng nhằm ngăn chặn lại hành vi đó của Trung Hoa.

Diễn biến chiến tranh thương mại Mỹ Trung là cuộc đụng độ “ăn miếng trả miếng” chưa có hồi kết

>>>>Xem thêm: Chiến tranh thương mại là gì? Ảnh hưởng của chiến tranh thương mại

Sau tuyên bố đó là hàng loạt các hành động trả đũa lẫn nhau giữa Trung và Mỹ. Có thể kể đến như ngày 2/4, Bộ Thương mại Trung Quốc đã áp đặt thuế đối với 128 sản phẩm của Mỹ bao gồm phế liệu nhôm, máy bay, ô tô, sản phẩm thịt lợn và đậu nành (có thuế suất là 25%), cùng với đó là các mặt hàng trái cây, hạt và ống thép (15%). Ngay ngày hôm sau, Cơ quan Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) đã công bố danh sách với hơn 1.300 mặt hàng nhập khẩu của Trung Quốc bị áp mức thuế mới 25% trong gói trừng phạt trị giá 50 tỷ USD, bao gồm các sản phẩm: công nghệ thông tin, hàng không vũ trụ, thiết bị y tế, giáo dục.

Cuộc xung đột thương mại này đã leo thang suốt mấy tháng nay, khi hai bên không ai nhường ai liên tục “ăn miếng trả miếng” bằng cách áp thuế và đe dọa áp thuế lên hàng hóa của nhau. Trước những diễn biến chiến tranh thương mại Mỹ Trung, giới đầu tư toàn cầu đang lo ngại về khả năng đi đến một cuộc chiến tranh thương mại tổng lực giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Đánh giá tác động kinh tế vĩ mô của chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc

Theo như chuyên gia kinh tế trưởng toàn cầu, ông Andrew Kenningham của Capital Economics cho hay rằng tác động kinh tế vĩ mô của cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ chỉ ở mức hạn chế bởi 5 lý do sau đây:

Thứ nhất, miễn là “chính sách tài khóa không bị thắt chặt, thuế quan chưa chắc đã khiến tổng cầu trong nền kinh tế suy giảm”. Hơn thế nữa, sự áp đặt thuế quan của cả hai nước có thể sẽ hướng dòng chảy thương mại giữa hai nước sang các quốc gia khác, thay vì làm giảm nhu cầu.

Thứ hai, giá trị thương mại toàn cầu có lẽ sẽ không giảm.

Thứ ba, xuất khẩu không chiếm tỷ trọng lớn so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của cả hai nước Trung, Mỹ.

Tác động kinh tế vĩ mô từ chiến tranh thương mại Mỹ Trung chỉ ở mức hạn chế

Thứ tư, thương mại song phương Mỹ – Trung đóng góp một phần rất nhỏ trong GDP của mỗi quốc gia. Trong đó, thương mại với Mỹ chỉ đóng góp có 2,5%  vào GDP Trung Hoa, và thương mại với Trung Quốc chỉ đóng góp 1% vào GDP của nước Mỹ.

Thứ năm, lạm phát ở cả Mỹ và Trung đều có thể không chịu nhiều ảnh hưởng bởi cuộc xung đột thương mại đang diễn ra này. Bởi vậy mà chính sách tiền tệ của mỗi quốc gia cũng có ít khả năng phải chịu tác động.

Căng thẳng của chiến tranh thương mại có thể dâng cao tại Hội Nghị Thượng đỉnh G20 trong tuần này trước cuộc chạm trán dự kiến của Trump và Tập Cận Bình. Hãy chờ những diễn biến tiếp theo của hai ông lớn này trong thời gian sắp tới vì chưa có dự đoán nào cho việc kết thúc chiến tranh thương mại của hai quốc gia này.

5/5 - (1 bình chọn)
Trang Nhung:
Related Post