4 Tháng Mười Một, 2024

Chia sẻ và tìm hiểu về ngành kỹ thuật môi trường

Chia sẻ và tìm hiểu về ngành kỹ thuật môi trường

Ngày nay, môi trường sống không còn là vấn đề quan tâm nhất của một địa phương hay một quốc gia nào mà đã trở thành một vấn đề cấp thiết của toàn nhân loại không riêng Việt Nam. Do đó mà ngành kỹ thuật môi trường đã thu hút rất nhiều thí sinh quan tâm trong các mùa tuyển sinh gần đây. Cùng tìm hiểu về ngành kỹ thuật môi trường ở bài viết dưới đây.

A. Ngành kỹ thuật môi trường là gì?

Ngành công nghệ kỹ thuật môi trường là một trong những chuyên ngành khá mới mẻ, tuy nhiên số trường có ngành đào tạo kỹ thuật môi trường trên cả nước lại rất nhiều. Ngành học này có sự kết hợp đồng bộ cả hai yếu tố là nghiên cứu và kỹ thuật xử lý.

Sinh viên theo học chuyên ngành này phải nắm vững được các kiến thức chuyên môn bao gồm các môn như công nghệ xử lý nước thải, công nghệ xử lý xả khí thải, xử lý các chất thải rắn công nghiệp và gia đình thông qua các biện pháp sinh – lý – hoá học.

Sinh viên cùng tìm hiểu về ngành kỹ thuật môi trường

Sinh viên cùng tìm hiểu về ngành kỹ thuật môi trường

Ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường đào tạo những kỹ sư có khả năng thiết kế và vận hành, sử dụng, bảo trì các thiết bị, dụng cụ đo kiểm soát môi trường, các hệ thống thiết bị công nghệ xử lý môi trường; thống kê, quản lý, xây dựng, thẩm định các dự án về môi trường.

B. Công nghệ kỹ thuật môi trường học gì?

Ngành công nghệ kỹ thuật môi trường có chương trình đào tạo  cử nhân như sau:

Sinh viên hầu hết có năng lực và phẩm chất chính trị cùng những lối sống lành mạnh đúng theo chủ trương đường lối của Đảng và nhà nước. Nhà trường phổ biến các phương pháp khoa học để sinh viên hiểu sự vận hành của hệ thống môi trường. Sinh viên được học cách thiết kế, xử lý vận hành và quản lý ô nhiễm môi trường đất, nước, môi trường không khí.

Sinh viên được theo học một số môn học chuyên ngành đó là: Công nghệ xử lý khí thải và tiếng ồn, Quản lý môi trường; Sinh thái học; Độc học môi trường; Suy thoái và bảo vệ đất; Quản lý chất thải rắn và nguy hại; Công nghệ xử lý nước thải; môn Công nghệ xử lý nước cấp; môn học Bản đồ học và ứng dụng GIS quản lý môi trường; chuyên ngành Công nghệ sản xuất sạch hơn; Kinh tế môi trường; môn học Đa dạng sinh học; Quy hoạch môi trường…

C. Chương trình đào tạo ngành kỹ thuật môi trường

Các chương trình đào tạo của ngành kỹ thuật môi trường sẽ có những nội dung như sau:

1 .Mục tiêu đào tạo chuẩn đầu ra

Nhà trường đào tạo ra các kỹ sư Công nghệ kỹ thuật môi trường có phẩm chất chính trị vững vàng, có đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp tốt; có kỹ năng và tác phong làm việc chuyên nghiệp, người kỹ sư năng động; có kiến thức khoa học môi trường chuyển sâu trong các lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật xử lý chất thải cùng các chất thải nguy hại;

Là kỹ sư có năng lực trực tiếp thực hiện các công tác quản lý an toàn xử lý vấn đề môi trường lao động, quan trắc và quản lý môi trường. Là những kỹ sư môi trường có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm, có khả năng lạp kế hoạch xử lý chất thải cho dự án xây dựng các công trình các đô thị, khu vực nông thôn và các khu công nghiệp.

2. Phương thức đào tạo

Sinh viên học ngành Công nghệ kỹ thuật Môi trường cần học đủ thời gian đào tạo là 4 năm  hệ tín chỉ. Sinh viên sẽ được học các môn đại cương và các môn cơ sở ngành trong 2 năm đầu, sang năm thứ 3 và thứ 4 sẽ học các môn học chuyên môn của ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường và thời gian thực hiện đồ án tốt nghiệp.

Ở các trường Đại học hầu như sẽ cho sinh viên năm 2 tham gia vào thực hiện các đề tài khoa học công nghệ thấp dần và lên cao dần dưới sự giám sát của các cán bộ giảng dạy chủ trì và hướng dẫn. Đến năm thứ 3 trở đi thì các sinh viên học ngành công nghệ kỹ thuật Môi trường đều có cơ hội được đi thực tập hay làm đề tài tốt nghiệp ở nước ngoài để bổ sung kiến thức cho bản thân mình.

Sinh viên sau tốt nghiệp hoặc đang trong quá trình học tập nếu như có nhu cầu học song song bằng tại các ngành khác cùng trường sẽ được nhà trường tạo điều kiện với thời gian rút ngắn do được miễn nhiều môn học chung có trong chương trình đào tạo. Sinh viên sau khi tốt nghiệp Đại học có cơ hội theo học chương trình đào tạo sau đại học nhưThạc sỹ và Tiến sỹ trong các lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật môi trường.

3. Cơ hội nghề nghiệp

Ngành khoa học môi trường có dễ xin việc? đây đang là thắc mắc chung của nhiều học sinh, sinh viên. Hiện nay tại Việt Nam, riêng các lĩnh vực Công nghệ, kỹ thuật và quản lý môi trường thì nhu cầu nhân lực của xã hội đối với các lĩnh vực môi trường là rất lớn nên có thể nói sinh viên có thể yên tâm khi ra trường sẽ có cơ hội việc làm.

Tuy nhiên nếu muốn có cơ hội xin việc làm tại những công ty, doanh nghiệp, xí nghiệp, nhà máy xử lý môi trường lớn có cơ hội phát triển tương lai thì ngay khi học tại trường các sinh viên cần phải trau dồi kiến thức cho mình thật nhiều, nhất là kỹ năng mềm và khả năng ngoại ngữ.

Nhiều cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường

Nhiều cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường

Sinh viên còn có thể làm việc tại các Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất; Tại các cơ quan quản lý nhà nước (Bộ tài nguyên và môi trường; Sở tài nguyên và môi trường; Phòng tài nguyên môi trường;  Viện nghiên cứu, Công ty tư vấn môi trường, các Trung tâm bảo vệ môi trường, các đơn vị thi công xây dựng; các Công ty cung cấp dịch vụ vệ sinh môi trường; thậm chí là có đủ khả năng vào được các Tổ chức phi chính phủ và Quản lý….

>>>Tham khảo thêm: Thi chứng chỉ hành nghề có khó không?

D. Điểm chuẩn ngành công nghệ kỹ thuật môi trường

Những năm gần đây có thể thấy mức điểm trúng tuyển ngành Kỹ thuật môi trường có sự chênh lệch khá lớn giữa các trường nên nếu có ý định đăng ký xét tuyển vào trường nào các bạn cần chú ý tham khảo thêm điểm trúng tuyển ngành Kỹ thuật môi trường của các trường để lựa chọn cho mình một địa chỉ Trường theo học tập phù hợp. Dưới đây là một số thông tin về điểm chuẩn và điểm trúng tuyển của các trường đào tạo ngành Kỹ thuật môi trường uy tín trong những năm gần đây:

– Đại học Khoa học tự nhiên – ĐHQG TP.HCM: khoảng từ 22 đến 23 điểm áp dụng đối với tất cả các tổ hợp môn xét tuyển

– Tại Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM: khoảng từ 18 đến 20 điểm áp dụng đối với tất cả các tổ hợp môn xét tuyển

– Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH): lấy khoảng từ 15 đến 18 điểm đối với tất cả các tổ hợp môn xét tuyển.

– ĐH Tài Nguyên môi trường TPHCM: 19.25 điểm

– Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội: 18 điểm

– Trường ĐH Văn Lang: 15 điểm

– Trường ĐH Hoa Sen: 15 điểm

– Đại học Xây dựng: 24.2 điểm

Ngoài hệ Đại học, nếu theo học Cao đẳng tốt nghiệp xong sinh viên có thể tìm hiểu về ngành kỹ thuật môi trường và đăng ký học liên thông ngành kỹ thuật môi trường tại các trường Đại học có tổ chức đào tạo.

5/5 - (1 bình chọn)